Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mà bạn có thể gặp phải

Đóng thông liên nhĩ là biện pháp khá an toàn và hiệu quả, được áp dụng cho các bệnh nhân ASD. Vậy, biến chứng sau mổ thông liên nhĩ có xảy ra không, có nghiêm trọng không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu qua bài viết dưới đây về triệu chứng thông liên nhĩ, cách điều trị và các biến chứng có thể gặp sau mổ thông liên nhĩ.

Bạn đang đọc: Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mà bạn có thể gặp phải

Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất trong các bệnh lý tim mạch do tổn thương về cấu trúc tim và thường được can thiệp y tế nếu kích thước lỗ lớn. Bài viết sau đây sẽ trình bày một số biến chứng mà bạn cần biết sau đóng thông liên nhĩ.

Thông liên nhĩ là gì?

Thai nhi ở tuần thứ 5 sẽ bắt đầu hình thành vách ngăn tâm nhĩ và vách này đóng lại hoàn toàn ngay sau khi sinh, hoặc ở một số trẻ sẽ tự đóng hoàn toàn khi 1 – 4 tuổi. Nhưng ở những bệnh nhân mắc thông liên nhĩ (ASD) thì vách ngăn thông giữa tâm nhĩ phải và trái không thể tự đóng lại được. Hậu quả của việc này là máu giàu oxy ở tâm nhĩ trái sẽ bị đẩy một phần qua tâm nhĩ phải qua lỗ thông, dẫn đến giảm lượng oxy đi nuôi cơ thể và có thể gây ra những hạn chế nhất định trong hoạt động thể chất như mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh.

Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mà bạn có thể gặp phải

Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh do khiếm khuyết về cấu trúc tim

Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân trưởng thành không thể được chẩn đoán trong giai đoạn nhi khoa theo hệ thống sàng lọc y tế hiện tại vì triệu chứng biểu hiện lúc nhỏ không mấy rõ ràng hay không xuất hiện triệu chứng. Bệnh chỉ có thể vô tình phát hiện khi khám thực thể hoặc được chẩn đoán khi bác sĩ nhi khoa nghe tiếng thổi ở tim và sàng lọc siêu âm tim trong giai đoạn sơ sinh. Bệnh nhân khi trưởng thành mắc ASD thường có triệu chứng như đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim hoặc tiến triển suy tim sung (xung) huyết, đột quỵ.

Thông liên nhĩ được nhóm thành bốn loại chính, với thông liên nhĩ thứ phát là thường gặp nhất, chiếm 75% tổng số ca bệnh, 25% còn lại là thông liên nhĩ nguyên phát, khiếm khuyết xoang tĩnh mạch (bao gồm tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới) và khuyết tật xoang vành.

Điều trị thông liên nhĩ như thế nào?

Nếu khiếm khuyết nhỏ hơn 6 mm, có thể dự kiến lỗ sẽ tự đóng lại trong thời kỳ sơ sinh đến nhi khoa (1 – 4 tuổi). Nếu lỗ thông không tự đóng lại thì tùy vào kích thước của nó mà bệnh nhân có thể chung sống với bệnh hay chỉ định can thiệp y khoa.

Hiện nay, can thiệp đóng lỗ thông liên nhĩ đã trở thành lựa chọn hàng đầu để điều trị ASD với hai phương pháp chính là phẫu thuật truyền thống và đóng lỗ thông qua da. Trong đó, đóng ASD qua da bằng ống thông đã trở thành phương pháp điều trị được lựa chọn nhiều hơn. Điều này có liên quan đến tỷ lệ biến chứng thấp, ít tổn thương cơ thể do phẫu thuật, thời gian gây mê ngắn, sức khỏe hồi phục nhanh hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, không phải loại ASD nào cũng có thể thực hiện phương pháp này, chỉ có thông liên nhĩ thứ phát và một số ca khuyết tật xoang vành mới cho hiệu quả đóng lỗ thông qua da cao nhất.

Tìm hiểu thêm: Wonder week 37 của bé – Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mà bạn có thể gặp phải
Có hai hình thức can thiệp cho bệnh nhân thông liên nhĩ

Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ

Mặc dù phẫu thuật đóng ASD là an toàn và hiệu quả nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ các biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra. Trong đó, rối loạn nhịp tim là biến chứng thường gặp nhất và lâu dài sau khi phẫu thuật đóng ASD, chủ yếu bao gồm nhịp xoang chậm hoặc nhanh, nhịp nhanh trên thất, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, block nhĩ thất thoáng qua, cuồng nhĩ và rung nhĩ. Nguyên nhân bắt nguồn từ vật liệu vá lỗ thông liên nhĩ có đường kính lớn có thể chèn ép các vùng xung quanh. Bên cạnh đó, vật liệu dùng để vá lỗ thông càng lớn thì đòi hỏi thiết bị vá cũng phải lớn tương ứng, đường kích thiết bị càng lớn thì càng tăng nguy cơ tiếp xúc với các vùng khác nhiều hơn, tăng tỷ lệ tổn thương khu vực xung quanh, đặc biệt lỗ thông liên nhĩ rất gần với nút nhĩ thất (nút AV) và ảnh hưởng đến hoạt động dẫn truyền tim.

Các biến chứng sớm sau phẫu thuật của đóng lỗ thông liên nhĩ có thể xảy ra khác bao gồm nhiễm trùng vết thương (tỷ lệ xảy ra cao hơn ở phẫu thuật truyền thống), tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim và đôi khi phải phẫu thuật lại. Ngoài ra, bệnh nhân bị dị ứng với vật liệu và/hoặc thiết bị vá lỗ thông có thể xảy ra. Một số trường hợp rất hiếm gặp là bị tụ máu, tắc mạch hay đặt sai vị trí miếng vá, điều này khiến bệnh nhân cần được phẫu thuật lại.

Cho nên, để giảm thiểu tối đa biến chứng sau mổ thông liên nhĩ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp với từng bệnh nhân, kích thước lỗ thông, lựa chọn chính xác kích thước của thiết bị vá, kỹ thuật vô trùng, gây mê và kiểm tra độ ổn định của thiết bị trong suốt quá trình, điều trị kháng tiểu cầu và kháng sinh phòng ngừa. Ngoài ra, cần phải cảnh giác để phát hiện sớm các biến chứng để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các kết quả bất lợi nghiêm trọng.

Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mà bạn có thể gặp phải

>>>>>Xem thêm: Thính lực đồ để làm gì?

Rối loạn nhịp tim là biến chứng phổ biến nhất sau mổ đóng thông liên nhĩ

Tóm lại, dù đóng thông liên nhĩ là thủ thuật an toàn và hiệu quả nhưng tỷ lệ biến chứng xảy ra không phải là không có. Biến chứng sau mổ thông liên nhĩ mặc dù hiếm gặp nhưng một số biến chứng này có thể xảy ra đột ngột và có khả năng đe dọa tính mạng. Cho nên, không chỉ bác sĩ mà bệnh nhân cũng cần nhận thức được các vấn đề nghiêm trọng có thể xuất hiện để hỗ trợ trong việc lựa chọn biện pháp can thiệp và điều chỉnh các phương thức theo dõi trong và sau điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *