Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra rất nhiều sự khó chịu cho người bệnh, vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì và đau mắt đỏ có sốt không, cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin nhé.

Bạn đang đọc: Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Hiện nay, đau mắt đỏ đang là một trong những căn bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch, đây là bệnh phổ biến ở mắt khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng mắt) và kết mạc mi bị viêm nhiễm, nó còn có tên gọi khác là viêm kết mạc. Triệu chứng của mỗi người khi bị đau mắt đỏ là khác nhau, tuy nhiên, bị đau mắt đỏ có sốt không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân và triệu chứng đau mắt đỏ

Một số nguyên nhân chính gây ra đau mắt đỏ có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn phổ biến gây ra viêm kết mạc như: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumonia.
  • Nhiễm virus: Hầu hết đau mắt đỏ là do adenovirus gây ra.
  • Dị ứng: Nếu mắt tiếp xúc với nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác khiến người bệnh dị ứng, mắt sẽ có các triệu chứng tương tự với bệnh đau mắt đỏ.
  • Hóa chất bắn vào mắt: Các loại dầu gội, mỹ phẩm, khói hoặc clo trong hồ bơi cũng có thể làm đỏ mắt nếu bị tiếp xúc trực tiếp.
  • Dị vật ở trong mắt: Đôi khi người bệnh cũng có thể bị viêm kết mạc do bụi bẩn vướng trong mắt gây ra.
  • Sử dụng kính áp tròng: Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh kính áp tròng, các vi khuẩn trên bề mặt kính có thể gây đau mắt đỏ.
  • Tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ khác: Các nguyên nhân gây bệnh có thể lây lan qua tay, chân hoặc miệng, vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người đang đau mắt đỏ.

Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đỏ mắt là triệu chứng điển hình nhất khi mắc phải đau mắt đỏ

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bệnh đau mắt đỏ có thể nhắc đến như sau:

  • Đỏ mắt: Đây là triệu chứng điển hình nhất khi mắc phải đau mắt đỏ, nếu phát hiện mắt mình bị đỏ bất thường, bạn nên sớm thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng về tổn thương mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực.
  • Ngứa hoặc cộm xốn ở mắt: Triệu chứng này sẽ bắt đầu ở một bên mắt, sau vài ngày thì mắt còn lại cũng sẽ có cảm giác tương tự như vậy, người bệnh sẽ cảm thấy nóng, ngứa, rát giống như có vật gì mắc kẹt bên trong mắt.
  • Mắt tiết nhiều dịch: Do ảnh hưởng của virus gây bệnh mà nước mắt sẽ chảy nhiều, kèm theo dịch mủ màu vàng xanh. Ngoài ra, mắt đóng màng, ghèn sau khi thức dậy khiến hai mắt dính vào nhau, gây ra đau khi bạn cố gắng mở mắt.
  • Bệnh nhân có thể sẽ nhạy cảm nhẹ với ánh sáng, suy giảm thị lực,…
  • Một số trường hợp nghiêm trọng người bệnh có thể bị nhiễm trùng nặng, lan ra ngoài kết mạc và viêm cả bên trong mắt.

Bị đau mắt đỏ có sốt không?

Bệnh nhân đau mắt đỏ có thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, ngoài ra đau mắt đỏ còn có thể gây sốt nhẹ kèm theo ho và đau họng, đồng thời mắt đau nhức và cộm xốn, chảy nước mắt và nhiều gỉ mắt, phần tai có thể xuất hiện hạch.

Tìm hiểu thêm: Cơ quan sinh dục nữ là gì? Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục nữ

Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ
Bị đau mắt đỏ có sốt không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Người bệnh có thể vẫn nhìn thấy mọi thứ bình thường, thị lực không bị suy giảm nhiều. Tuy nhiên bị đau mắt đỏ có sốt không còn tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người. Một số người có biểu hiện toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi họng kèm theo nổi hạch trước tai, nhạy cảm với ánh sáng. Một số trường hợp khác có thể có xuất huyết dưới kết mạc hay có giả mạc. Người bị đau mắt đỏ sẽ có cảm giác bị cộm, xốn tại mắt giống như có cát hoặc lông mi trong mắt làm mắt khó chịu, đau nhẹ và bị mờ thoáng qua. Bệnh nhân đau mắt đỏ nhất là trẻ nhỏ có thể có triệu chứng đi kèm là sốt và viêm họng hạch hoặc xuất hiện hạch ở tay.

Các trường hợp nghiệm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, hay có màng trong mắt, khả năng thị lực giảm và có thể sốt cao. Tuy nhiên, chỉ cần điều trị kịp thời và nghiêm túc thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh đau mắt đỏ sẽ sớm khỏi.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Để giúp giảm bớt các tình trạng viêm và khô do đau mắt đỏ, người bệnh có thể sử dụng gạc lạnh và nước nhỏ mắt nhân tạo, đồng thời nên thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% để loại trừ mủ và tiết tố. Làm sạch hoặc thay thế kính áp tròng, dừng đeo kính áp tròng cho đến khi khỏi hoàn toàn bệnh đau mắt đỏ. Sử dụng khăn giấy sạch để lau mặt và mắt. Hạn chế chạm tay vào mắt. Làm sạch các dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm, không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng. Ăn uống đủ chất, để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ để tránh bị lây lan thành dịch.

Bị đau mắt đỏ có sốt không? Một số lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

>>>>>Xem thêm: Đột biến NST và những điều cần biết

Để giảm tình trạng viêm và khô, người bệnh nên nhỏ nước mắt nhân tạo

Ngoài ra, nếu trong quá trình tự điều trị đau mắt đỏ tại nhà mà thấy các tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng không đáng có.

Bệnh đau mắt đỏ thông thường sẽ không quá nghiêm trọng, trong bài viết trên, chúng tôi đã đưa đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân và một số triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, đồng thời giải đáp thắc mắc đau mắt đỏ có sốt không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *