Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phổi đen là bệnh phổ biến là công nhân làm việc trong các mỏ than. Điều đáng nói là bệnh không gây triệu chứng trong khoảng 10 năm đầu nên thường được phát hiện muộn dẫn đến hậu quả sức khỏe nặng nề.

Bạn đang đọc: Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Có nhiều bệnh lý về phổi xuất phát từ môi trường làm việc và đặc thù công việc. Một trong số đó là bệnh phổi đen – bệnh thường gặp ở những công nhân làm việc trong mỏ than. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị khi mắc bệnh phổi đen là gì?

Bệnh phổi đen là gì?

Phổi đen là bệnh lý xảy ra ở những người hít phải bụi than, thường gặp ở công nhân làm việc trong môi trường hầm mỏ. Khi họ hít phải bụi than, các hạt bụi than sẽ lắng xuống phế nang trong phổi. Phế nang này là những túi khí nhỏ có chức năng giúp phổi tiếp nhận oxy. Khi bụi than xâm nhập vào các phế nang này, mô phổi sẽ chống lại và tìm cách loại bỏ chúng dẫn đến tình trạng viêm. Một số trường hợp, tình trạng sưng viêm nghiêm trọng sẽ dẫn đến hình thành các mô sẹo.

Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hình ảnh mô phỏng phổi khỏe mạnh, phổi đen thể đơn giản và phức tạp

Điều đáng nói là trong rất nhiều năm hít phải bụi than, người bệnh cũng không hề xuất hiện triệu chứng. Có những bệnh nhân hít bụi than hơn 10 năm những triệu chứng của bệnh phổi đen mới xuất hiện khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bệnh phổi đen thường được phân thành 2 loại chính gồm:

  • Bệnh phổi đen thể đơn giản với sự xuất hiện của một lượng sẹo nhỏ trong mô phổi. Khi chụp X quang hay chụp CT sẽ thấy các vết sưng tròn nhỏ.
  • Bệnh phổi đen thể phức tạp là dạng xơ hóa lớn tiến triển với tình trạng sẹo nghiêm trọng và xuất hiện trên diện tích khá rộng của phổi.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi đen

Bệnh phổi đen phát triển khi bệnh nhân hít phải bụi than trong thời gian dài và được xem như một bệnh nghề nghiệp. Trong bụi than mà họ hít phải có chứa carbon đen thậm chí cả silica vô cùng nguy hiểm. Carbon đen dạng hạt mịn, là thành phần chính của muội than. Silica là khoáng chất phổ biến có trong cát và nhiều loại đá khác. Silica cũng là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic.

Tuy nhiên, không phải công nhân hầm mỏ nào cũng mắc bệnh phổi đen. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có khoảng 16% công nhân khai thác than ở Mỹ mắc căn bệnh này. Con số này có xu hướng ngày càng gia tăng do những công nghệ khai thác hiện đại hơn cho phép thai khác khối lượng than lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng bụi than mà người lao động hít phải sẽ nhiều hơn.

Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căn bệnh này chỉ xuất hiện triệu chứng sau 5 – 10 năm làm việc trong hầm mỏ

Triệu chứng của bệnh phổi đen như thế nào?

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào mức độ mà người lao động tiếp xúc với bụi than. Trong những năm đầu làm việc trong môi trường hầm mỏ, hầu hết người lao động đã hít phải bụi than và bắt đầu bị phổi đen nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ sau 5 – 10 năm, người lao động mới xuất hiện các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân có triệu chứng tức ngực khá rõ ràng.
  • Họ giảm sức chịu đựng khi vận động thể chất, gặp khó khăn khi tập luyện thể dục hay lao động.
  • Người bệnh cũng gặp triệu chứng khó thở ngay trong khi làm những công việc đơn giản hàng ngày.
  • Ho khan, ho có đờm, ho ra chất nhầy màu đen cũng là triệu chứng điển hình của căn bệnh này.
  • Khi đi khám sức khỏe, bác sĩ có thể nghe thấy những tiếng tanh tách hoặc khò khè khi người bệnh thở.

Các triệu chứng bệnh phổi đen ban đầu có thể chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức hoặc hoạt động nhiều. Nhưng khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng này ngay cả lúc nghỉ ngơi. Nếu các vết sẹo trong phổi lớn và ngăn cản hấp thụ oxy, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng khác như tim và não. Khi đó, bệnh nhân sẽ mắc thêm các triệu chứng khác.

Tìm hiểu thêm: Cân nặng trẻ 7 tháng tuổi bao nhiêu là hợp lý?

Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Phổi đen có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên phổi

Điều trị bệnh phổi đen như thế nào?

Để xác định người lao động có bị phổi đen hay không, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về đặc thù công việc và các triệu chứng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ nghe tiếng thở, đo lường khả năng hít oxy của phổi, chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang ngực hay chụp CT ngực. Những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ quan sát tình trạng sẹo, viêm trong phổi nếu có.

Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi đen. Việc điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng để giảm khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các bác sĩ có thể chỉ định:

  • Cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc để giảm tình trạng viêm trong phổi và hỗ trợ khả năng hô hấp.
  • Phục hồi chức năng phổi bằng các bài tập nâng cao sức mạnh của phổi và hiệu quả của việc hít thở.
  • Liệu pháp oxy với thiết bị cung cấp bổ sung oxy vào phổi sẽ được chỉ định cho trường hợp bệnh phổi đen mức độ nặng.
  • Một số bệnh nhân sẽ được ghép phổi để thay thế phổi bị đen bởi phổi khỏe mạnh do người khác hiến tặng. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

Bệnh phổi đen: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Nổi hạch ở háng ở nam giới và cách chữa trị

Bệnh nhân được điều trị bệnh phổi đen theo chỉ định của bác sĩ

Kiểm soát bệnh phổi đen như thế nào?

Để bệnh phổi đen không diễn tiến nặng và giảm ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh như:

  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại với phổi như khói thuốc lá. Nếu đang hút thuốc, bệnh nhân nên cai thuốc lá. Nếu thường xuyên phải hút thuốc lá thụ động, bạn nên cố gắng tránh xa khói thuốc.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ là việc cần thiết, đặc biệt là kiểm tra chức năng phổi để theo dõi diễn tiến bệnh hoặc phát hiện sớm biến chứng như ung thư phổi từ giai đoạn sớm.
  • Tập thể dục đều đặn nhưng vừa sức.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến phổi bằng cách tiêm phòng cúm, tiêm phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn.
  • Nếu có bất kỳ nhiễm trùng hay triệu chứng bất thường nào với phổi, bệnh nhân cần thăm khám ngay lập tức.

Không phải những người làm việc trong môi trường hầm mỏ đều mắc bệnh phổi đen. Tuy nhiên, việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Người lao động làm việc trong môi trường này nên đeo khẩu trang kín, tắm rửa kỹ càng sau khi tiếp xúc với bụi than, rửa tay trước khi ăn, thay và giặt quần áo một cách cẩn thận,… Mỗi người lao động cần khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng bệnh càng rõ ràng thì bệnh càng nặng và khó điều trị. Việc điều trị phổi đen chậm trễ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư phổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *