Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?

Đau mắt đỏ là một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Nó thường bùng phát thành dịch và khiến trẻ hay người lớn phải cách ly một thời gian ngắn. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ, nguyên nhân gây bệnh và kháng sinh trị đau mắt đỏ.

Bạn đang đọc: Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị đau mắt đỏ nhằm tăng tốc độ phục hồi, giảm thời gian bệnh và ngăn ngừa viêm giác mạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dùng kháng sinh, một số trường hợp viêm kết mạc cấp tính có thể tự khỏi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ khi nào thì sử dụng kháng sinh để trị đau mắt đỏ.

Nguồn gốc của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (hay nhặm mắt) là tình trạng kết mạc bị viêm. Kết mạc là một lớp màng mỏng, mờ, lót phần trước của củng mạc và bên trong mí mắt. Nó có 2 phần, hành và mí mắt. Viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc được gọi là viêm kết mạc với biểu hiện đặc trưng là sự giãn nở của các mạch máu ở kết mạc, dẫn đến xung huyết và phù nề kết mạc, điển hình kèm theo tăng tiết dịch.

Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?

Mắt bình thường (bên trái) và biểu hiện mắt đỏ ở viêm kết mạc (bên phải)

Dịch tễ đau mắt đỏ

Theo thống kê của Sở Y tế từ tháng 01/2023 – 08/2023, chỉ trong vòng 8 tháng các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận được có 63.309 ca đau mắt đỏ, con số này đã tăng 15,38% so với cùng kỳ năm ngoái. Viêm kết mạc có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người trưởng thành, người lớn tuổi và gây ra gánh nặng kinh tế cho xã hội.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ và có thể bị tác động của thời tiết. Bệnh được chia thành:

Nguyên nhân nhiễm trùng:

  • Viêm kết mạc do virus là nguyên nhân phổ biến hàng đầu viêm kết mạc truyền nhiễm 8 tháng đầu năm 2023 và chiếm đến 80% nguyên nhân đau mắt cấp tính. Bệnh thường bùng phát mạnh thành dịch vào mùa hè. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu ở trẻ 6 – 13 tuổi và người trưởng thành. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 5 đến 12 ngày.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến thứ hai với phần lớn xảy ra ở 50% -75% trẻ em do một số loại vi khuẩn như S.aureus, S.epidermidis, S.viridans, S.pneumoniae, Moraxella spp,… Bệnh thường xuyên xuất hiện hơn từ tháng 12 đến tháng 4 và thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Nguyên nhân không nhiễm trùng:

  • Viêm kết mạc dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 15% đến 40% dân số. Bệnh thường xuyên xuất hiện hơn hơn vào mùa xuân và mùa hè.
  • Viêm kết mạc thứ phát do các bệnh lý khác qua trung gian miễn dịch và các quá trình tân sinh như bệnh lậu, nhiễm chlamydia, bệnh nhân ghép tạng và hội chứng Reiter.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là gì? Vì sao bạn cần phải tiêm vắc xin uốn ván?

Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?
Phân loại đau mắt đỏ thường gặp

Bị đau mắt đỏ có phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mới xác định có sử dụng kháng sinh hay không.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn:

  • Đau mắt đỏ uống kháng sinh gì? Bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh tại chỗ (dạng nhỏ mắt hoặc dạng tra mắt ) hơn là dạng uống để giảm thời gian viêm kết mạc và hạn chế tác dụng phụ đường tiêu hóa.
  • Một số kháng sinh dùng trong trị đau mắt đỏ bao gồm Tobramycin (thường dùng cho trẻ em), Ciprofloxacin, Ofloxacin, Moxifloxacin, Gentamicin,… kết hợp với rửa mắt thường xuyên với nước muối sinh lý. Hầu hết các trường hợp không để lại biến chứng và sẽ khỏi sau 1 đến 2 tuần.

Đau mắt đỏ do virus:

  • Đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa, tuy nhiên bệnh thường tự khỏi sau vài ngày. Đa phần do chủng gây bệnh là adenovirus. Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt, nước mắt nhân tạo, thuốc kháng histamine để giảm tiết dịch, chảy nước mắt và kết hợp chườm lạnh để giảm bớt một số triệu chứng khó chịu.
  • Có nên dùng kháng sinh cho đau mắt đỏ do virus? Có thể kết hợp thêm kháng sinh nhỏ mắt trong trường hợp nghi ngờ hoặc có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm qua lọ thuốc nhỏ mắt và tăng đề kháng kháng sinh khi sử dụng thường xuyên.
  • Ngoài chủng adenovirus, virus herpes zoster, virus herpes simplex cũng có thể gây viêm kết mạc với các triệu chứng chảy nước mắt kèm theo các tổn thương mụn nước ở mí mắt. Thuốc kháng virus bôi tại chỗ và đường uống được khuyến khích để rút ngắn quá trình bệnh.

Đối với đau mắt đỏ do dị ứng theo mùa:

  • Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine tại chỗ để giảm triệu chứng ngứa và chất ổn định tế bào mast để ngăn ngừa phóng thích các tác nhân gây viêm.

Đối với đau mắt đỏ thứ phát do các bệnh lý khác:

  • Cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, khắc phục bệnh lý đó thì mới có thể khỏi viêm kết mạc.

Các lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Bởi vì viêm kết mạc và nhiều bệnh về mắt khác có thể cùng chung biểu hiện là “mắt đỏ”, việc chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây đau mắt đỏ và có kiến ​​thức về các đặc điểm điển hình của từng bệnh về mắt là rất quan trọng.

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn đặc trưng bởi dịch nhầy có mủ, giảm thị lực và sung huyết kết mạc, thường kèm theo sưng mí mắt, đau mắt khi sờ nắn. Con đường lây truyền phổ biến của vi khuẩn là qua ngón tay bị nhiễm khuẩn, mắt – sinh dục và đồ vật bị chứa vi khuẩn,…
  • Viêm kết mạc do virus đặc trưng bởi phản ứng tăng nhãn áp và dịch tiết loãng, chảy nước mắt và có thể gây sốt hầu họng, viêm họng. Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, dụng cụ y tế, nước bể bơi hoặc vật dụng cá nhân. Cho nên, thường xuyên rửa tay với xà phòng, sử dụng đồ cá nhân riêng và hạn chế đưa tay lên mặt hay dụi mắt có thể làm giảm sự lây lan của bệnh viêm kết mạc cấp tính do virus. Không tự ý dùng corticoid khi bị đau mắt đỏ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ vì corticoid có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…
  • Viêm kết mạc do dị ứng đặc trưng bởi tình trạng ngứa, khó chịu. Hãy tìm ra chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật hay các kháng nguyên môi trường,… và tránh xa chúng.
  • Viêm kết mạc thứ phát sau bệnh lậu đặc trưng bởi chảy mủ nghiêm trọng. Viêm kết mạc Chlamydia đặc trưng bởi xung huyết kết mạc, tiết dịch nhầy, hình thành nang bạch huyết và thường đồng thời có nhiễm trùng bộ phận sinh dục.

Bệnh nhân đau mắt đỏ phải dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ không?

>>>>>Xem thêm: Rotateq vaccine: Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ

Viêm kết mạc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, dị ứng. Tùy vào từng loại bệnh mà có sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ hay không. Hy vọng các thông tin trên cung cấp thêm kiến thức bổ ích về bệnh đau mắt đỏ cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *