Hắt hơi, sổ mũi là những căn bệnh phổ biến mà bất cứ em bé nào cũng từng gặp phải trong những tháng đầu đời. Vậy bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?
Bạn đang đọc: Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?
Ốm vặt là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều trẻ sơ sinh phải hoãn lịch tiêm phòng. Trên các diễn đàn nuôi dạy con, có không ít ông bố, bà mẹ thắc mắc liệu bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Contents
Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?
Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không là thắc mắc khiến nhiều bậc phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào kết quả kiểm tra các triệu chứng bệnh và thể trạng của bé mà bác sĩ mới có thể kết luận được bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không.
Cụ thể:
- Nếu bé chỉ bị sổ mũi nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, không sốt, bé vẫn vui chơi và ăn uống tốt thì bạn hoàn toàn có thể cho trẻ tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần lo ngại về bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của trẻ.
- Nếu bé sổ mũi kèm theo sốt âm ỉ khoảng 38 độ C, nhưng không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bé vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn về thể trạng của trẻ, bạn vẫn nên cho bé thăm khám bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.
- Trong trường hợp trẻ bị ốm nặng và xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, nhiều đờm, quấy khóc, sốt cao kéo dài hoặc ngủ li bì,… thì rất có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó, sức đề kháng của trẻ bị giảm đi đáng kể. Tốt nhất, bạn không nên cho trẻ chích ngừa 5in1 vì không đem lại hiệu quả, mà còn gây phản tác dụng, khiến trẻ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác.
Khi nào nên hoãn tiêm phòng vacxin 5in1?
Quyết định có nên tiêm phòng vacxin 5in1 cho trẻ hay không phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy “bé yêu” nằm trong danh sách sau, bạn nên báo cáo lại với bác sĩ và hoãn việc tiêm phòng vacxin cho đến khi sức khỏe của trẻ thực sự ổn định nhé!
- Trẻ có sức đề kháng yếu, dễ ốm vặt.
- Mắc các bệnh nhiễm trùng gây sốt cao, ho nhiều và ngủ li bì.
- Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc đợt điều trị bằng Corticoid liều cao chỉ nên tiêm phòng 5in1 sau ít nhất 14 ngày.
- Trẻ mới sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.
- Trẻ mới chào đời có cân nặng nhỏ hơn 2kg.
- Trẻ không đạt đủ điều kiện tiêm chủng sau khi được thăm khám sàng lọc.
Khi nào không nên tiêm vacxin 5in1 cho trẻ?
Bên cạnh trường hợp hoãn tiêm, trẻ nhỏ có các dấu hiệu sau không nên tiêm phòng loại vacxin 5 trong 1 này:
- Trẻ có tiền sử sốc hoặc có phản ứng dị ứng nặng nề sau lần tiêm vacxin đầu tiên như: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở,…
- Trẻ bị suy giảm chức năng các cơ quan, bao gồm: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,…
- Trẻ mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh HIV,…
Các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin 5in1
Sau khi tiêm vacxin, mẹ cần cho trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để theo dõi trong 30 phút. Sau khi về nhà, bạn cũng cần chú ý các biểu hiện lạ ở trẻ trong suốt 24 giờ. Nguyên nhân là do sau khi tiêm, trẻ rất có thể gặp phải các phản ứng phụ sau:
- Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C kéo dài trong vài giờ;
- Sưng đau và tấy đỏ tại vị trí tiêm;
- Hay cáu kỉnh, quấy khóc;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Chán ăn, lười ăn, bỏ bú.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng các dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 1 – 2 ngày.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng X dễ gãy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cách xử lý tình trạng sổ mũi trước khi tiêm vacxin 5in1
Để chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt nhất trước lịch tiêm phòng vacxin 5in1 sắp tới, cha mẹ nên điều trị triệt để tình trạng hắt hơi, sổ mũi của bé. Đồng thời, thực hiện ngay những lưu ý quan trọng sau để đảm bảo sức khỏe của trẻ luôn ở mức tốt nhất nhé!
- Cho trẻ mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Thường xuyên massage làm ấm lòng bàn chân và vùng ngực của trẻ nhằm ngăn chặn tình trạng cảm lạnh, cảm cúm.
- Thay chăn ga gối đệm định kỳ hàng tuần và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh bé mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng.
- Vệ sinh mũi và họng cho con hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn có trong khoang mũi.
- Rửa mũi cho trẻ 2 – 3 lần/tuần để cải thiện sức khỏe đường hô hấp cho bé.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất.
- Khi trẻ bị sổ mũi, ho và sốt kéo dài, mẹ nên cho bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
- Tránh sử dụng các liệu pháp dân gian khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Nên hạn chế ăn những thực phẩm gây nóng trong người vào mùa hè
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất xoay quanh chủ đề: “Bé bị sổ mũi có chích ngừa 5in1 được không?”. Nhìn chung, nếu các triệu chứng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ, bạn vẫn nên cho trẻ tiêm phòng đúng lịch để giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch bền vững nhé!
Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị có các loại vacxin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vacxin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trung tâm tiêm chủng KenShin cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu với mức giá tốt.
Tại Trung tâm Tiêm chủng KenShin, trước khi tiến hành tiêm chủng, bé sẽ được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ. Sau đó, nếu bé đủ điều kiện để tiêm, quá trình tiêm chủng mới được bắt đầu. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, phụ huynh có thể đưa bé đến các địa chỉ của Trung tâm Tiêm chủng KenShin để được bác sĩ thăm khám sàng lọc.