Chứng không dung nạp lactose là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu các không dung nạp với lactose rất quan trọng, người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách điều trị và phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đang đọc: Bạn đã hiểu đúng về tình trạng bất dung nạp lactose?
Tình trạng bất dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những ảnh hướng không tốt về đường tiêu hóa. Vậy làm sao để bạn nhận biết mình đang trong tình trạng cơ thể khó tiêu hóa sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa?
Contents
Dị ứng lactose là gì?
Lactose là một loại đường carbohydrat tự nhiên có trong sữa của đa số các động vật có vú, giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của não bộ cũng như các hoạt động khác trong cơ thể. Ngoài ra, lactose còn tạo ra môi trường tốt cho sự phát triển của lợi khuẩn Lactobacillus (lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch).
Khi vào cơ thể, đường lactose sẽ được phân thành đường glucose và galactose để cơ thể có thể hấp thu. Quá trình này được thực hiện bởi men lactase có trong ruột non.
Chứng không dung nạp lactose là tình trạng ruột non không sản sinh đủ enzyme lactase phá vỡ lactose thành glucose và galactose để tiêu hóa. Vì thế, cơ thể sẽ không thể hấp thu hết lactose gây ra các phản ứng dị ứng đường sữa. Điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh cần có enzyme lactase này để tiêu hóa sữa mẹ. Các triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy,… được gây ra bởi sự kém hấp thu đường sữa.
Các triệu chứng của dị ứng lactose
Sau khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm chứa sữa (sữa chua, bơ, phô mai, kem chua, kem tươi, kẹo sữa,…) khoảng 30 phút đến 2 tiếng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng lactose phổ biến, gồm: Buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, chuột rút,…
- Đau bụng: Quá trình lên men lactose bởi các vi khuẩn tự nhiên ở ruột kết, làm giải phóng các axit béo mạch ngắn, hydro,… gây đau bụng. Sự gia tăng của axit và khí dẫn đến đau dạ dày, chuột rút, cơn đau thường nằm quanh rốn, nửa dưới của bụng.
- Đầy hơi: Hệ vi sinh đại tràng hoạt động nhiều hơn trong việc lên men đường sữa thành axit và khí ở những người dị ứng lactose, làm xuất hiện triệu chứng đầy hơi.
- Tiêu chảy: Tình trạng không dung nạp lactose có thể gây ra tiêu chảy bằng cách tăng thể tích nước trong đại tràng, làm tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Táo bón: Đây là triệu chứng khi dị ứng lactose. Nguyên nhân là do sự gia tăng sản xuất metan trong đại tràng làm chậm thời gian vận chuyển ở ruột. Lưu ý rằng ngoài nguyên nhân không dị ứng lactose, các nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm mất nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, hội chứng ruột kích thích, dùng một số loại thuốc, tiểu đường, suy giáp, bệnh Parkinson.
Một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi, mất tập trung, loét miệng, đau cơ, khớp, vấn đề về tiểu, eczema,… đã được tìm thấy trong một số trường hợp. Ở trẻ em, triệu chứng này có phần khác biệt hơn so với người lớn, đôi khi ói mửa, viêm da, tiêu chảy có bọt, đầy hơi, chướng bụng, trung tiện nhiều,…
Phân biệt bất dung nạp lactose và dị ứng sữa
Bạn cần hiểu đúng về dị ứng sữa và không dung nạp lactose. Nhiều người bị chứng bất dung nạp lactosea thường có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của dị ứng sữa. Thực tế có đến 5% số người bị dị ứng sữa bò, tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em. Tình trạng dị ứng sữa và không dung nạp lactose là hai tình trạng riêng biệt. Tuy nhiên, chúng thường xảy ra cùng nhau nên dễ bị nhầm lẫn và khó xác định chính xác nguyên nhân.
Các triệu chứng thường gặp của dị ứng sữa như: Phát ban, bệnh chàm, nôn, buồn nôn, tiêu chảy hay đau dạ dày thì dị ứng sữa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như sốc phản vệ, lên cơn hen suyễn.
Không giống như không dung nạp đường sữa, tình trạng dị ứng sữa có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, ở trẻ nhỏ khi thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên cần đưa bé ngay đến cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám kịp thời, không được chủ quan vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Những vấn đề cần biết khi dị ứng hạt óc chó
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây nên tình trạng không dung nạp lactose
Bên cạnh nguyên nhân chính là thiếu hụt lactase, thì những nguyên nhân sau cũng được cho là góp phần dẫn đến hiện tượng dị ứng lactose:
- Chủng tộc: Những người châu Á, Mỹ gốc Phi hay gốc Mexico là đối tượng hay bị dị ứng lactose.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi dễ bị dị ứng hơn là trẻ em.
- Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Viêm hay chấn thương ruột non,… cũng sẽ làm giảm lượng lactase trong ruột.
- Bất dung nạp lactose bẩm sinh: Có những trẻ không dung nạp được enzyme lactase khi mới sinh ra.
- Nếu người bệnh bị vấn đề về tiêu hóa và có điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị thì tỷ lệ bị dị ứng ở những trường hợp này cũng xảy ra.
Phương pháp cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose
Để xác định một người có bị bất dung nạp lactose hay không, bác sĩ cần khai thác bệnh sử và quan sát các biểu hiện lâm sàng. Và làm một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra khả năng hấp thụ lactose trong đường tiêu hóa như xét nghiệm: Test lactose, khí hydro trong hơi thở, đối với trẻ em cần được test hàm lượng axit trong phân.
Dưới đây là một số biện pháp có giúp cải thiện tình trạng bất dung nạp lactose:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị bất dung nạp lactose thì không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa loại đường này.
- Người lớn không cần thiết phải kiêng đường lactose hoàn toàn. Thay vào đó có thể điều chỉnh lượng đường phù hợp để ăn mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Sau chọc hút trứng bao lâu thì có kinh?
Người không dung nạp được lactose có thể dùng các nhóm thực phẩm sau đây để xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh, bổ sung đủ các nhóm dinh dưỡng (trừ lactose) như:
Việc giảm các sản phẩm sữa sẽ khiến người bệnh không thể nhận đủ canxi. Do đó, cần bổ sung canxi trong nhiều loại thực phẩm khác như: Bổ sung qua viên uống, các loại rau lá xanh (súp lơ, rau bó xôi, rau bina, cải xoăn,…), đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành,…
Ngoài ra, bạn cần bổ sung đủ vitamin D bằng cách ăn các sản phẩm như: Trứng, gan và sữa chua hoặc phơi nắng vào buổi sáng sớm. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và canxi để đảm bảo an toàn.
Vitamin K, vitamin B2 và photpho cũng có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Nguồn thực phẩm bổ sung các loại vitamin và photpho thường thấy nhiều nhất trong các loại rau xanh, khoai lang, thịt, cá béo, bánh mì, các loại đậu,…
Mong rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bất dung nạp lactose. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không dung nạp lactose khác nhau ở mỗi người. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp ngay bác sĩ để được theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhé.