Nhiều người hiện nay truyền tai nhau rằng trà hoa hồng là thần dược không những cải thiện sức khỏe mà còn đem đến một làn da trẻ đẹp cho chị em. Không những vậy, trà hoa hồng ngày càng đã trở thành một thức uống phổ biến được sử dụng như là một vị thuốc cổ truyền với công dụng chăm sóc sức khỏe, hương vị dịu nhẹ kích thích vị giác, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho những ai đang căng thẳng, mệt mỏi.
Bạn đang đọc: Bà bầu có nên uống trà hoa hồng không? Những lợi ích mà trà hoa hồng mang lại
Mặc dù trà hoa hồng là một trong những thức uống phổ biến nhưng việc bà bầu có nên uống trà hoa hồng không thì lại đang vấp phải nhiều tranh cãi. Hãy cùng phân tích những công dụng của trà hoa hồng cũng như giải đáp thắc mắc của bạn đọc trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Nguồn gốc của trà hoa hồng
Theo nhiều bằng chứng, hoa hồng có nguồn gốc từ khoảng 30 triệu năm trước. Trà hoa hồng được làm từ nụ hoa hồng chưa nở, các cánh hoa còn khép lại rất chặt, đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm trà. Sau đó, với các kỹ thuật ướp trà đặc biệt và các công đoạn điều chế kỹ lưỡng sẽ tạo ra một loại trà có mùi thơm và vị chua nhẹ đầu lưỡi. Trong nền y học cổ Trung Quốc, hoa hồng được coi là một vị thuốc có thể giúp tiêu hóa, giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể.
Những lợi ích mà trà hoa hồng mang lại cho sức khỏe
Bạn chắc chắn đã nghe nhiều về lợi ích của trà hoa hồng, chẳng hạn như hỗ trợ giảm đau bụng kinh và làm chậm quá trình lão hóa của làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng ngoài những công dụng trên trà hoa hồng còn có những tác dụng đặc biệt khác như:
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể: Thành phần trà hoa hồng có chứa hàm lượng các vi chất như vitamin C, vitamin B, kali, canxi,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Ngoài ra, trà hoa hồng có tính ấm, chứa nhiều chất như tannin và flavonoid giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng hỗ trợ điều trị đau rát họng và bệnh cảm cúm thông thường.
- Làm giảm đau bụng kinh: Với tính ấm nóng của trà hoa hồng sẽ giúp giảm đau bụng dưới và căng thẳng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
- Hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các bệnh về gan: Trà hoa hồng là một chất hỗ trợ tiêu hóa an toàn chứa nhiều pectin và chất xơ, kích thích hoạt động của túi mật, đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu hoá chất béo và thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và phòng ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Trong y học cổ truyền, trà hoa hồng là một liệu pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị táo bón, tiêu chảy và kiết lỵ.
- Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng thực vật có trong cánh hoa hồng giúp ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư, giảm nguy cơ ung thư tới 40% nếu bổ sung đủ những chất này trong chế độ ăn.
- Giảm căng thẳng, lo âu: Một tách trà thơm ngon có thể giúp bạn thư thái, dễ chịu và cải thiện tâm trạng hơn rất nhiều.
- Hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng: Trà hoa hồng được xem là thần dược của phái đẹp và là một thức uống lành mạnh. Loại trà tốt cho sức khỏe thảo dược này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm giảm lương mỡ tích tụ trong cơ thể tại các cơ quan nội tạng.
- Giúp ngủ ngon và cải thiện các vấn đề về giấc ngủ: Một giấc ngủ sâu là hết sức quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta trong thời đại hiện nay, trà hoa hồng với hương thơm dịu nhẹ giúp ngủ ngon, tăng cường sự tỉnh táo, tập trung và cải thiện trí nhớ.
Như vậy, trà hoa hồng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp vì những tác dụng đặc biệt của nó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về việc sử dụng trà hoa hồng ở phụ nữ đang mang thai. Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi tiếp theo đây nhé!
Phụ nữ đang mang thai có sử dụng được trà hoa hồng không?
Bà bầu có nên uống trà hoa hồng không? Những phụ nữ đang mang thai phải đối mặt với những thay đổi đáng kể về mặt tâm sinh lý, có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Lượng hormone, nội tiết tố cũng như nhu cầu về việc hấp thu các dưỡng chất tăng lên như sắt, canxi, kali,… để tăng sản xuất các tế bào máu cung cấp cho thai nhi trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến cho mẹ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, táo bón,.. Những triệu chứng này sẽ làm cho người mẹ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, dẫn đến các rối loạn về giấc ngủ, hệ tiêu hóa.
Trà hoa hồng có thể là một lựa chọn đồng hành cùng các mẹ trong các vấn đề về mất ngủ, căng thẳng và rối loạn tiêu hóa. Một ly trà hoa hồng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện lại giấc ngủ.
Tuy nhiên, trong trà hoa hồng có chứa hợp chất tannin làm giảm sự hấp thu sắt có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ. Ngoài ra, tính nóng ấm của trà hoa hồng cũng giúp cho thúc đẩy lưu thông khí huyết ở vùng bụng phụ nữ, có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sảy thai nếu sử dụng trà hoa hồng quá nhiều. Vì vậy, trong giai đoạn thai kỳ chỉ nên sử dụng trà hoa hồng trong trường hợp cần thiết và không có những phương pháp thay thế khác để làm giảm tạm thời trạng thái căng thẳng, lo âu và kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Nên uống trà hoa hồng sau khi ăn 2 giờ để tránh hiện tượng tương tác giữa thức ăn và trà làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp vật lý trị liệu cổ vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo
Với những lợi ích mà trà hoa hồng mang lại thì phụ nữ sau giai đoạn thai kỳ có thể sử dụng trà hoa hồng như là một liệu pháp giảm cân, cải thiện lại vóc dáng sau khi sinh, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ, đem lại một tinh thần sảng khoái.
Những đối tượng không nên sử dụng trà hoa hồng
Trà hoa hồng có nhiều vi chất, chất chống oxy hóa và vitamin C, E và B mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hưởng những lợi ích mà trà hoa hồng mang lại. Nhóm người không nên sử dụng trà hoa hồng bao gồm:
- Dị ứng với những thành phần của hoa hồng.
- Người bị bệnh thiếu máu: Tannin có trong trà sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt ở ruột, gây ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, dẫn đến làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.
- Người đang có các vấn đề về tiêu hóa: Không nên uống trà hoa hồng nếu bạn bị viêm dạ dày hoặc dị ứng. Tính nóng của trà có thể khiến hệ tiêu hóa tiết axit nhiều hơn, gây hại cho dạ dày.
- Người đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Một số thành phần trong trà hoa hồng có thể tương tác với một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà này nếu bạn đang điều trị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
>>>>>Xem thêm: Thai 1 tuần siêu âm thấy không và thời điểm siêu âm cần ghi nhớ?
Với những thông tin bổ ích về tác dụng thần kì của trà hoa hồng thì chị em đã biết rằng bà bầu có nên uống trà hoa hồng không rồi nhé. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường trong thai kỳ thì cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời các bạn nhé.