Khi bị áp xe nách, không ít người cho rằng có thể tự điều trị hay nặn mủ tại nhà. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức cẩn thận bởi điều này có thể làm bội nhiễm vi khuẩn, gây khó khăn trong điều trị.
Bạn đang đọc: Áp xe nách: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Vùng nách chứa nhiều tuyến mồ hôi nên thường xuyên ẩm ướt. Điều này tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi. Nếu không vệ sinh nách sạch sẽ hoặc gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn có thể gây ra những ổ viêm, lâu ngày sẽ tạo nên các khối áp xe. Vậy áp xe nách là gì? Áp xe nách có nguy hiểm không? Người bị áp xe nách kiêng ăn gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến dạng áp xe này ngay sau đây.
Contents
Áp xe nách là gì? Áp xe nách có nguy hiểm không?
Áp xe nói chung là tình trạng bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người mắc bệnh này thường bị đau nhức ở vùng da áp xe, dẫn tới cảm giác rất khó chịu. Cụ thể áp xe nách là gì, nguyên nhân và triệu chứng của áp xe nách thế nào?
Áp xe nách là thuật ngữ y học để chỉ tình trạng tổn thương da xuất hiện ở khu vực dưới nách. Khi đó, vùng da dưới nách hình thành một túi chứa dịch mủ. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm. Túi chứa dịch mủ khi đó được hình thành nhờ cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Túi dịch mủ này sẽ tăng kích thước dần, gây sưng, đau và đỏ ở vùng da bị áp xe.
Áp xe nách có nguy hiểm không? Bệnh nhân không nên lo lắng quá vì y học hiện đại đã tìm ra nhiều biện pháp để xử lý áp xe dưới nách. Thông thường, bệnh nhân sẽ được tư vấn xử lý vết thương, dùng thuốc kháng sinh và điều trị từ các nguyên nhân gây ra nhiễm trùng.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe nách
Bên cạnh việc tìm hiểu áp xe nách là gì, nhiều người cũng thắc mắc vì sao lại bị áp xe nách. Áp xe nách có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến dạng áp xe này:
- Lỗ chân lông bị tắc nghẽn: Bụi bẩn và dầu nhờn có thể khiến lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn. Đôi khi, đây là kết quả của quá trình tắc nghẽn tự nhiên. Khi đó, vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, gây nhiễm trùng, từ đó dẫn tới áp xe ở nách.
- Tăng tiết dầu nhờn: Trong một số trường hợp, tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động khiến lượng dầu nhờn tiết ra trên da nhiều hơn so với mức bình thường. Điều này có thể gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn hoặc áp xe ở nách.
- Khả năng miễn dịch kém: Một trong số những nguyên nhân gây áp xe dưới nách có thể do hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả. Miễn dịch kém làm tăng sinh vi khuẩn, gây nhiễm trùng lỗ chân lông và dẫn tới áp xe.
- Ô nhiễm môi trường: Da tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm có thể làm lỗ chân lông bị bít và xảy ra áp xe nách.
- Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố thay đổi có thể làm tăng lượng dầu nhờn tiết ra trên da, dẫn tới áp xe nách.
Triệu chứng khi bị áp xe nách
Áp xe nách có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Sưng, đau và bị đỏ ở nách: Viêm nhiễm khi bị áp xe khiến vùng nách bị sưng lên, đau nhức và có màu đỏ.
- Mọc mụn nước: Áp xe dưới nách thường xuất hiện kèm theo các mụn nước. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, cho thấy mủ đang tích tụ trong bọc áp xe.
- Nổi nhiều mụn nhỏ quanh vị trí áp xe: Quanh khu vực áp xe nách, lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn, gây ra nhiều mụn nhỏ li ti.
- Ngứa ngáy, khó chịu: Áp xe dưới nách mang đến tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do tác động từ vi khuẩn và dịch mủ.
Tìm hiểu thêm: Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?
Cách xử lý khi bị áp xe nách
Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Áp xe nách có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và quá trình xử lý căn bệnh này. Bệnh nhân cần được điều trị áp xe nách đúng cách để ngăn tình trạng tổn thương hay nhiễm trùng lan rộng hơn.
Áp xe ở mức độ nhẹ có thể tự hết mà không cần điều trị. Việc chườm ấm sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu và nhanh khỏi hơn. Nếu bị đau nhiều và sưng nề, người bệnh cần được chích rạch và dẫn lưu mủ. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại bệnh viện để xác định xem có cần chích mủ hay không và đề phòng biến chứng nhiễm trùng máu do áp xe.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số điều sau để hỗ trợ quá trình điều trị:
- Sử dụng băng vải chuyên dụng: Đặt băng vải chuyên dụng lên vùng áp xe có thể giúp giữ cho da khô ráo, ngăn da tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi và mụn nhọt. Bạn nên thay băng thường xuyên để tránh nhiễm trùng do bụi bẩn và mẩn ngứa.
- Dùng thuốc kháng sinh: Khi áp xe nách gây ra nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Việc này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu triệu chứng bệnh.
- Vệ sinh da sạch sẽ: Mọi người cần giữ vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh da dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da: Mọi người cần lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp để tránh gây cản trở quá trình thoát bã nhờn. Các sản phẩm chứa dầu khoáng, dầu mỡ hay lanolin, parafin, cocoa butter có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn sản phẩm chứa các chất có thể gây kích ứng da.
- Kiểm soát việc tăng tiết mồ hôi: Các sản phẩm chống mồ hôi hoặc chứa chất chống ẩm sẽ giúp giảm tiết mồ hôi và giữ cho da luôn khô ráo. Bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường nóng bức và nên mặc trang phục thoáng khí.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ nằm mơ (Oneirophobia) là gì?
Khi bị áp xe nách kiêng ăn gì?
Bên cạnh quá trình điều trị thì việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối dưỡng chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị áp xe nách. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi khi bị áp xe nách kiêng ăn gì:
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng chất béo trong máu, gây ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến ổ áp xe tích tụ dịch mủ nhiều hơn và phát sinh nhiều vết loét nguy hiểm.
- Đồ ăn có mùi tanh, nặng mùi: Thực phẩm tanh và nặng mùi như tỏi hay sầu riêng có thể làm cho dịch tiết và mủ chảy ra từ khu vực bị áp xe có mùi hôi thối, gây khó chịu
- Muối và các món mặn: Muối và các món ăn mặn có thể khiến vùng da bị áp xe đau rát và càng ngày càng sưng to hơn. Mọi người hãy loại bỏ hoặc giảm bớt lượng muối trong các món ăn để tình trạng áp xe không bị nghiêm trọng hơn.
Với bài viết trên đây, KenShin đã mang đến cho bạn thông tin cơ bản về áp xe nách là gì, áp xe nách có nguy hiểm không và khi bị áp xe nách kiêng ăn gì. Việc tuân thủ lối sống lành mạnh, gồm chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn, hạn chế tình trạng căng thẳng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bạn, từ đó làm giảm nguy cơ mắc áp xe nói chung và áp xe nách nói riêng.