Áp xe lách có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Áp xe có thể xảy ra ở bất cứ vị trí hay bộ phận nào trên cơ thể con người. Ngoài áp xe răng, áp xe da, áp xe gan, áp xe cơ, tình trạng áp xe lách cũng có thể xảy ra. Vậy áp xe lách có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

Bạn đang đọc: Áp xe lách có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Áp xe lách tuy hiếm gặp hơn các trường hợp áp xe khác nhưng bệnh lý nhiễm trùng này lại có tỷ lệ tử vong khá cao. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh không điển hình nên việc chẩn đoán và phát hiện bệnh gặp nhiều bất lợi. Mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Áp xe lách là gì?

Lá lách là một tạng huyết, có vị trí nằm bên trái dạ dày và bên dưới hoành trái. Cơ quan này tiếp xúc với dạ dày, thận trái, cơ hoành, dây chằng hoành lách, vị lách và thận lách. Đây là nơi tập trung nhiều nhất các mô bạch huyết trong cơ thể. Lá lách là nơi sản sinh ra các tế bào lympho và phá hủy các tế bào hồng cầu già cỗi đồng thời giữ lại protein, sắt và các chất cần thiết để tái tạo tế bào hồng cầu mới. Có thể thấy, tuy có kích cỡ khiêm tốn (trọng lượng 150 gram, kích thước 4 x 7 x 11 cm) nhưng lá lách có vai trò vô cùng quan trọng.

Áp xe lá lách là tình trạng tổn thương hoại tử ở các mô lách tạo thành ổ mủ khu trú hoặc lan đến các cơ quan lân cận. Có thể xuất hiện các ổ áp xe nhỏ đơn độc hoặc các ổ đa áp xe. Áp xe ở lá lách có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ: Áp xe xuất hiện ở cực trên lá lách dễ xâm lấn sang phổi. Áp xe ở cực thấp của lá lách có thể ảnh hưởng đến lòng đại tràng. Tuyến tụy, dạ dày cũng có thể bị ảnh hưởng bởi áp xe lá lách.

Áp xe lách có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Áp xe lách khó phát hiện nhưng lại khá nguy hiểm vì dễ làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác

Triệu chứng xuất hiện cùng áp xe lách

Nếu bị áp xe lá lách, bệnh nhân thường có những triệu chứng khá điểm hình như:

  • Những ổ áp xe khi lớn dần về kích thước và lan tỏa có thể gây sốt cao ở người bệnh. Triệu chứng này gặp ở khoảng 90% bệnh nhân. 10% còn lại không sốt có thể do bị những ổ áp xe kích thước nhỏ.
  • Người bị áp xe lá lách gặp triệu chứng đau bụng ở vùng hạ sườn trái – là vị trí của lá lách bên trong ổ bụng. Cảm giác đau có thể đột ngột, âm ỉ hoặc tăng dần về mức độ tùy từng trường hợp.
  • Nếu áp xe ở lá lách ảnh hưởng đến phổi, người bệnh có thể bị viêm màng phổi trái. Kích thích ở màng phổi có thể gây đau ngực, vai trái.
  • Áp xe lá lách ảnh hưởng đến phổi gây viêm màng phổi, người bệnh sẽ gặp thêm triệu chứng đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm màng phổi có thể tiến triển thành viêm phổi với các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Một số bệnh nhân áp xe lách ghi nhận triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Theo thống kê, có khoảng 1/3 bệnh nhân phát hiện lách to qua siêu âm chẩn đoán hình ảnh.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho dạ dày? Những thực phẩm giúp dạ dày thêm khỏe

Áp xe lách có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Đau bụng bên phía lá lách là triệu chứng khá điển hình của áp xe tại vị trí này

Nguyên nhân gây áp xe lách

Áp xe ở lá lách xảy ra do những nguyên nhân chính như:

  • Vi khuẩn tấn công vào nang lách và gây áp xe. “Thủ phạm” chính thường là các loại vi khuẩn yếm khí lẫn hiếu khí như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Enterobacter, Clostridium, Bacteroides, Fusobacterium. Một số loại vi khuẩn không điển hình khác như Burkholderia pseudomallei, Mycobacteria cũng được tìm thấy ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
  • Ngoài vi khuẩn, nấm cũng là tác nhân gây bệnh tiếp theo với loài phổ biến nhất có tên Candida. Áp xe do nấm hay gặp nhất ở người bị suy giảm hệ miễn dịch như: Bệnh nhân đang điều trị ung thư, người cao tuổi mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân mắc HIV/AIDS, người có thời gian dài dùng thuốc corticosteroid,… Trong những trường hợp này áp xe ở lá lách thường khá nghiêm trọng và dễ gây ra nhiễm khuẩn huyết.

Con đường xâm nhập của tác nhân gây áp xe lách

Vi khuẩn và nấm gây áp xe lách có thể xâm nhập và gây bệnh qua các con đường như:

  • Đường máu: Con đường xâm nhập này được ghi nhận ở trường hợp có tổn thương hoặc bất thường ở mạch máu tại lách. Thường gặp nhất là các chấn thương ảnh hưởng đến lách làm nhồi máu tại một vị trí hoặc nhiều vị trí. Nhiễm trùng ở phổi hay nhiễm trùng máu cũng có thể khiến vi khuẩn tấn công và tạo thành ổ áp xe ở lá lách.
  • Ngoài đường máu, tác nhân gây áp xe còn có thể xâm nhập vào lá lách qua đường lân cận như dạ dày, tụy, đại tràng, phổi,… Các cơ quan này có vị trí giải phẫu gần lá lách nên viêm nhiễm dễ lây lan sang lá lách và tạo thành áp xe.

Áp xe lách có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ bệnh viện (Nosocomephobia) là gì? Biểu hiện và chuẩn đoán

Vi khuẩn và nấm là “thủ phạm” chính tạo thành ổ áp xe ở lách

Áp xe lách có nguy hiểm không?

Áp xe lách là bệnh lý nhiễm khuẩn hiếm gặp. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc biệt nên gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị sớm. Thậm chí, các triệu chứng bệnh còn dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến áp xe diễn biến nặng. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhiễm trùng này lên đến gần 50% trong tổng số ca mắc. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ tử vong ở người có ổ áp xe ở lách.

Nếu chẩn đoán sớm, ổ áp xe nhỏ và chưa lây lan sang cơ cơ quan khác, bệnh nhân có thể đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc kháng sinh. Ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng. Sau đó, bệnh phẩm được lấy để thực hiện kháng sinh đồ. Khi đó, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Thủ thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị áp xe trong trường hợp này là dẫn lưu mủ và bảo tồn lá lách. Hầu hết các trường hợp áp xe nặng và không đáp ứng với các cách điều trị trên, người bệnh cần được phẫu thuật cắt lách. Phẫu thuật cắt lách có thể là phẫu thuật hở hoặc nội soi tùy trường hợp.

Áp xe lách có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng dù nguyên nhân là gì, các triệu chứng cũng không đặc trưng, dễ gây nhầm lẫn dẫn đến phát hiện muộn. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mỗi người trong chúng ta đều nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám kỹ càng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *