Nhiều người bị áp xe đường gan mật nhưng lại không biết rõ dấu hiệu của bệnh hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác. Vậy đâu là tín hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng này?
Bạn đang đọc: Áp xe đường gan mật – Nhận biết thế nào? Chữa trị ra sao?
Áp xe đường gan mật là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Những triệu chứng điển hình được nêu rõ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó sớm nhận biết dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị đúng cách.
Contents
Áp xe đường gan mật là gì?
Áp xe đường gan mật là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng tổn thương dạng hoại tử do phản ứng viêm tại các biểu mô gan và đường mật. Thực tế, tình trạng nhiễm trùng và áp xe tại gan có tần suất cao hơn so với áp xe tại hệ thống đường mật. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, giới tính nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những người có tiền sử nhiễm trùng đường mật hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật lấy sỏi đường mật.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do các vi sinh vật xâm nhập vào mô tế bào của hệ thống gan mật, dẫn đến viêm nhiễm. Ở nước ta, bệnh này thường do 2 tác nhân chính gây ra là Amip và vi khuẩn.
- Amip: Amip chủ yếu gây các ổ áp xe gan, khi quan sát có thể thấy các tổ chức hoại tử có màu socola đặc trưng. Ổ áp xe gan thường có nhiều vách, thành dày hơn và gồ ghề. Nếu nằm sát bao gan, ổ áp xe có thể lan rộng ra, gây vỡ bao trong quá trình tăng dần kích thước.
- Vi khuẩn: Đây là tác nhân phổ biến gây áp xe đường gan mật. Vi khuẩn gây tắc nghẽn đường mật, khiến cho quá trình nhiễm trùng thuận lợi, mầm mống của việc tạo thành các ổ áp xe. Ban đầu, các tổ chức viêm khu trú, dịch mật có màu đục và có mủ. Khi quá trình tắc nghẽn không được điều trị sớm, nhiễm trùng diễn tiến nặng hơn, các ổ áp xe hình thành, gây đau cho người bệnh.
Áp xe đường gan mật có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, áp xe đường gan mật là bệnh lý nguy hiểm. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu tương tự như các bệnh lý thông thường khác nên nhiều người thường khá chủ quan. Khi những cơn đau khó chịu tăng lên thì người bệnh mới thăm khám và được chẩn đoán về bệnh. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Thực tế, không ít người gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh này như:
- Toàn ổ bụng bị nhiễm trùng: Bệnh nhân rất dễ gặp phải các loại nhiễm trùng, trong đó nhiễm trùng ổ bụng là hậu quả nặng nề nhất. Người bệnh không chỉ đau đớn dữ dội mà còn sốt cao liên tục. Nếu không được cấp cứu kịp thời để thực hiện phẫu thuật, vệ sinh ổ bụng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
- Vỡ ống tiêu hóa: Khi ổ nhiễm trùng bị vỡ thì dạ dày, đại tràng trong ống tiêu hóa cũng trở nên quá tải và vỡ ra. Người bệnh sẽ bị đi ngoài ra máu, nôn ra mủ, đau bụng dữ dội. Thậm chí khi ổ áp xe vỡ vào cơ thành bụng, gây áp xe toàn bộ thành bụng, mủ sẽ bị rò rỉ ra ngoài.
- Nhiễm trùng màng tim: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp ổ áp xe xuất hiện ở bên trái và bị vỡ ra mủ, dịch có thể tràn vào màng tim, dẫn đến viêm màng tim thứ phát. Tình trạng này tiến triển rất nhanh, người bệnh sẽ gặp các trạng thái như thở khò khè, người tím tái, nhịp tim yếu ớt, mồ hôi ra nhiều… Nếu không được kiểm soát kịp thời, người bệnh có thể sẽ bị tử vong.
Dấu hiệu nhận biết áp xe đường gan mật
Áp xe đường gan mật khi đã trở nên trầm trọng rất dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nêu ở trên. Vậy đâu là những dấu hiệu của bệnh để chúng ta kịp thời phát hiện để điều trị sớm và hiệu quả? Theo các bác sĩ, khi cơ thể có những biểu hiện dưới đây, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám:
- Đau tức bụng: Những người bị áp xe đường gan mật thường cảm thấy đau âm ỉ ở sườn phải ngay cạnh gan, thi thoảng xuất hiện những cơn đau dữ dội. Trường hợp ổ áp xe lan rộng ra các bộ phận khác, cơn đau có thể tràn sang cả vùng thượng vị hoặc khắp bụng, thậm chí có thể lan lên vai phải. Cảm giác đau tăng dần lên khi hít thở sâu hoặc lúc cử động. Nếu bạn quan sát thấy xuất hiện khối phồng dưới bề mặt da, khi ấn đau nhiều thì có thể là dấu hiệu của việc khối áp xe nằm cạnh sát bao gan.
- Sốt: Người mắc căn bệnh này không tránh khỏi việc bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột. Thậm chí những cơn sốt có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu sốt kèm theo triệu chứng như đầy hơi, khó chịu, phình to ở bụng thì bạn nên được thăm khám càng sớm càng tốt.
- Vàng da, vàng mắt: Đây là dấu hiệu rõ nét cho thấy đường mật bị tắc và gan đang bị tổn thương, do vai trò chuyển hóa cũng như đào thải Bilirubin trong cơ thể không được đảm bảo.
- Một vài dấu hiệu khác người bệnh cần nắm được như: Chán ăn, sợ mỡ,…
Tìm hiểu thêm: Hormone insulin là gì? Các loại insulin
Điều trị áp xe đường gan mật như thế nào?
Các bác sĩ khẳng định việc lựa chọn phác đồ điều trị áp xe đường gan mật còn tùy thuộc vào mức độ, giai đoạn của bệnh cũng như cơ địa từng người. Hiện nay, các phương pháp chủ yếu được dùng trong điều trị bệnh này như sau:
Phương pháp điều trị nội khoa
Trong trường hợp áp xe do amip, bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, bác sĩ có thể kể các loại thuốc chống Amip như Metronidazole, Tinidazole… Một số trường hợp bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh vì dễ bị bội nhiễm.
Trường hợp áp xe do vi khuẩn, kháng sinh là phương pháp điều trị bắt buộc. Bên cạnh đó, một số biện pháp chống sốc như tăng thể tích dịch truyền, sử dụng thuốc vận mạch… có thể được áp dụng khi bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc hướng thần là gì? Mức độ nguy hiểm cao không?
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Một số trường hợp cần thực hiện phương pháp điều trị ngoại khoa, bác sĩ có thể tiến hành áp dụng các giải pháp sau:
- Chọc hút dẫn lưu ổ mủ: Được áp dụng trong trường hợp các khối áp xe lớn, nằm nông dưới da. Bác sĩ sẽ làm sạch và giảm áp lực trong khối áp xe, đồng thời lấy bệnh phẩm cấy định danh vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ.
- Phẫu thuật: Bác sĩ thực hiện giải phẫu ổ bụng để đảm bảo loại bỏ hết các tổ chức hoại tử. Trong trường hợp nặng hơn, khi áp xe gan đóng kén với thành dày, lan tỏa nhiều vị trí, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc phải cắt gan, lấy sỏi trong đường mật để tái lưu thông và hạn chế bệnh tái phát.
Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những căn bệnh đường gan mật khá nguy hiểm. Do đó, bạn cần có cách phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ áp xe đường gan mật, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt nhé!