Áp xe cơ do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Áp xe do vi khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Có nhiều loại áp xe như áp xe má, áp xe răng, áp xe gan và cả áp xe cơ… Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu về áp xe cơ do nhiễm khuẩn.

Bạn đang đọc: Áp xe cơ do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn thuộc nhóm nhiễm trùng nội khoa xảy ra khi cơ vân bị viêm nhiễm khi bị một số loại vi khuẩn xâm nhập. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng để lại nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng này do đâu? Cách điều trị thế nào?

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn là gì?

Áp xe cơ xảy ra khi tổ chức cơ vân bị tổn thương, hình thành những bọc mủ. Tại vị trí áp xe sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của viêm nhiễm. Áp xe cơ thường xảy ra sau khi người bệnh bị một vết thương trên cơ thể hay bị nhiễm trùng ở da.

Áp xe cơ nhiễm khuẩn gây ra bởi “thủ phạm” là nhiều loại vi khuẩn, trong đó khuẩn tụ cầu vàng là phổ biến nhất. Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác cũng gây viêm cơ, áp xe cơ như: Liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, lậu cầu, não mô cầu,…

Áp xe cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường chỉ xuất hiện ở một cơ duy nhất. Những người mắc bệnh lý nhiễm trùng huyết có nguy cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Đặc biệt, với những người có bệnh lý liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch, tình trạng áp xe cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở nhiều cơ.

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn ở vùng thắt lưng – chậu

Điển hình nhất là áp xe cơ thắt lưng chậu thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng tiết niệu – sinh dục hoặc bệnh nhân từng phẫu thuật bụng. Bệnh nhân bị áp xe cơ thắt lưng – chậu thường có triệu chứng đau hạ sườn, khó hoặc không duỗi được phần chân bên cơ thắt lưng, chậu bị viêm nhưng khám khớp háng không có bất thường nào.

Nguyên nhân áp xe cơ nhiễm khuẩn

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe cơ nhiễm khuẩn là do vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ vân qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn khi vệ sinh vết thương không đúng cách, do các dụng cụ sơ cứu bị nhiễm khuẩn hoặc do tiếp xúc với các vật dụng chứa vi khuẩn khác. Ngoài ra, phẫu thuật, tiêm truyền, châm cứu bằng những dụng cụ chưa được vô trùng, tiệt trùng cũng có thể gây áp xe cơ nhiễm khuẩn.

Áp xe cơ có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở người bị suy giảm miễn dịch như: Người mắc bệnh HIV, bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường tuýp 2, viêm đa cơ hệ thống, bệnh nhân xơ cứng bì hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Những người bị suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, người già, trẻ em, người đang mắc bệnh ác tính, người làm việc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng dễ mắc căn bệnh nhiễm khuẩn này.

Triệu chứng áp xe cơ do nhiễm khuẩn

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện cùng những triệu chứng điển hình trên người bệnh như:

  • Trong khoảng 1 – 2 tuần đầu tiên, cơ bị nhiễm khuẩn sẽ sưng lên, khi dùng tay ấn vào cảm giác cơ rất chắc. Lúc này, người bệnh có thể thấy đau nhẹ nhưng chưa nhìn thấy tình trạng đỏ ngoài da.
  • Trong khoảng 2 tuần tiếp theo, các cơ bị nhiễm khuẩn có biểu hiện sưng tấy khá rõ ràng. Lúc này, người bệnh đã có cảm giác rất đau. Khi dùng tay ấn vào chỗ đau sẽ thấy bùng nhùng. Nếu lúc này chọc hút sẽ có mủ xuất hiện.
  • Đến giai đoạn cuối, áp xe cơ sẽ dẫn đến các biến chứng như áp xe cơ. Nặng nhất bệnh nhân có thể bị sốc do nhiễm khuẩn khi vi khuẩn gây viêm cơ xâm nhập vào máu.

Bệnh nhân bị áp xe cơ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn khác như:

  • Bệnh nhân sốt cao (39°C đến 40°C) và thường là sốt liên tục.
  • Người bệnh mệt mỏi, sụt cân.
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn có các triệu chứng như lưỡi bẩn, môi khô…

Tìm hiểu thêm: Tác dụng của răng khôn là gì? Chúng ta có nên nhổ răng khôn không?

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Áp xe cơ biến chứng áp xe da

Điều trị áp xe cơ do nhiễm khuẩn thế nào?

Với bệnh nhân áp xe cơ do nhiễm khuẩn, điều trị cần tuân theo nguyên tắc:

Điều trị bằng kháng sinh

Điều trị áp xe cơ phải dùng kháng sinh sớm, liều cao, dùng đủ 4 – 6 tuần theo đường tĩnh mạch. Các bác sĩ sẽ nuôi cấy dịch rỉ từ áp xe hoặc chọc hút dịch làm kháng sinh đồ để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất. Thông thường, kháng sinh chống tụ cầu vàng là Methicillin sẽ được sử dụng. Nếu có dấu hiệu kháng thuốc, bác sĩ có thể đổi sang kháng sinh Vancomycin.

Với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, loại kháng sinh thích hợp là kháng sinh phổ rộng giúp tiêu diệt trực khuẩn Gram âm và vi khuẩn yếm khí. Thường dùng nhất là Vancomycin kết hợp với kháng sinh nhóm Carbapenem hay Piperacillin. Nếu xác định nguyên nhân gây áp xe cơ là vi khuẩn yếm khí, kháng sinh Clindamycin sẽ được chỉ định.

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Trẻ 23 tháng nặng bao nhiêu kg là bình thường?

Phẫu thuật chọc hút mủ ở ổ áp xe cơ ra bên ngoài

Chọc hút dẫn lưu mủ

Ngoài điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân áp xe cơ nhiễm khuẩn cũng cần được chọc hút để dẫn lưu dịch mủ từ ổ áp xe ra ngoài. Bác sĩ có thể chọc hút bằng kinh hoặc phẫu thuật hở.

Ngoài điều trị để giảm nhẹ triệu chứng và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, bệnh nhân cũng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa sốc do nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng.

Áp xe cơ do nhiễm khuẩn có thể phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống khoa học để nâng cao miễn dịch cơ thể. Khi có bất cứ vết thương nào trên da, người bệnh cần vệ sinh, sát trùng sạch sẽ. Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn, bệnh mãn tính hay bệnh ác tính cần được điều trị kịp thời. Áp xe cơ nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn thậm chí gây tử vong. Khi có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân cần thăm khám kịp thời để được điều trị trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *