Túi mật là một cơ quan nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, chịu trách nhiệm lưu trữ mật từ gan. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ít khi nghĩ đến sức khỏe của túi mật. Một chế độ ăn uống hợp lý giúp duy trì sức khỏe và hoạt động tốt của túi mật. Vậy ăn gì tốt cho túi mật?
Bạn đang đọc: Ăn gì tốt cho túi mật? Chế độ ăn uống cho túi mật khỏe
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp túi mật hoạt động ổn định và ngăn ngừa bệnh tật. Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho túi mật?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chức năng của túi mật.
Contents
Tìm hiểu chức năng của túi mật
Túi mật là cơ quan có kích thước khá nhỏ, hình quả lê màu xanh, nằm ở phần dưới của thùy phải gan tại khu vực hạ sườn bên phải. Khi túi mật đầy, nó có thể dãn rộng lên đến 3cm và dài khoảng từ 6 – 8cm. Túi mật là một bộ phận thuộc hệ thống đường dẫn mật bao gồm ba phần: Đáy, thân và cổ. Trong phần trên của ống túi mật, có các van Heister giúp tránh cho ống túi mật gấp lại và duy trì sự thông thoáng cho dịch mật.
Túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Nó lưu trữ dịch mật được gan sản xuất để phân hủy chất béo và hỗ trợ hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng tan trong chất béo. Trong quá trình tiêu hóa chất béo từ thức ăn, túi mật đảm nhận việc tống xuất và điều tiết dịch mật vào ống mật chủ qua ruột non. Dịch mật được sản xuất liên tục từ gan, có màu vàng xanh nhạt, có vị đắng, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Thực tế, có nhiều bệnh lý liên quan đến túi mật như viêm túi mật, sỏi túi mật, polyp túi mật, ung thư túi mật,… Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo hoạt động tối ưu của túi mật, ngăn ngừa bệnh tật là thông qua thực phẩm chúng ta ăn. Vậy ăn gì tốt cho túi mật?
Ăn gì tốt cho túi mật?
Ăn gì tốt cho túi mật? Không có chế độ dinh dưỡng nào dành riêng cho túi mật. Tuy nhiên, một số lời khuyên về chế độ ăn uống sau sẽ giúp cho túi mật khỏe và hoạt động tốt hơn.
Protein thực vật
Protein là yếu tố cần thiết cho việc tái tạo và phát triển mô cơ thể. Thịt đỏ và sản phẩm sữa cung cấp lượng protein lớn, nhưng chúng cũng thường giàu chất béo, vì vậy có thể không tốt cho túi mật khi hấp thụ quá nhiều chất béo.
Thực phẩm giàu protein và ít chất béo là sự lựa chọn thích hợp hơn, bao gồm thịt gia cầm, cá, sản phẩm sữa không béo, quả hạch, đậu lăng, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, cùng các thức uống thay thế sữa như sữa đậu nành.
Ngoài ra, thịt chế biến sẵn và các sản phẩm sữa thường chứa nhiều muối. Do đó, thực phẩm tươi sống là sự lựa chọn lành mạnh hơn. Một nghiên cứu năm 2016 đã phát hiện mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa việc tiêu thụ lượng lớn protein thực vật và việc giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật.
Chất xơ
Chất xơ có vai trò hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và có thể giúp bảo vệ túi mật bằng cách thúc đẩy sự di chuyển thức ăn qua ruột và giảm sản xuất acid mật thứ cấp.
Một số nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn chứa nhiều chất xơ đối với việc hình thành bùn túi mật trong quá trình giảm cân nhanh ở người béo phì. Được biết bùn túi mật làm tăng nguy cơ bệnh túi mật, đặc biệt là ở những người giảm cân nhanh.
Tuy nhiên, những người ăn uống giàu chất xơ lại ít hình thành bùn mật hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh túi mật. Điều này cho thấy vai trò của chất xơ trong việc ngăn ngừa bệnh túi mật ở những người cần giảm cân nhanh.
Như vậy, chế độ ăn giàu trái cây, rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc là biện pháp tuyệt vời để cải thiện và bảo vệ sức khỏe túi mật. Chúng chứa nhiều dưỡng chất và là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng.
Chất béo không bão hòa
Các loại chất béo không bão hòa như omega-3 có thể hỗ trợ bảo vệ túi mật, được tìm thấy trong cá hồi, các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng, nhưng tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ để lựa chọn thành phần phù hợp với sức khỏe và cơ địa.
Tìm hiểu thêm: Tiêm mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván có sốt không?
Cà phê
Tiêu thụ cà phê đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng các hợp chất trong cà phê được cho là giúp kích thích sự co bóp của túi mật và giảm mức cholesterol trong mật.
Theo một nghiên cứu lớn cho thấy những người uống hơn 6 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc sỏi mật thấp hơn 23% so với những người không uống cà phê.
Canxi
Việc bổ sung đủ lượng canxi cần thiết trong chế độ ăn có thể hỗ trợ sức khỏe túi mật. Canxi có thể có trong rau xanh đậm màu như cải bó xôi và bông cải xanh, thực phẩm từ sữa (sữa chua và các lựa chọn thay thế sữa như sữa hạnh nhân hoặc sữa hạt lanh), cá mòi, nước cam.
Những người có nguy cơ mắc bệnh túi mật nên lựa chọn các sản phẩm sữa không chứa chất béo.
Vitamin C, magiê và folate
Vitamin C, magiê và folate được tìm thấy trong trái cây tươi và rau củ, là nguồn cung cấp tốt của những chất dinh dưỡng này, giúp ngăn ngừa bệnh lý túi mật.
- Vitamin C: Là một loại vitamin tan trong nước, tức là nấu chín trong nước có thể làm mất đi chất này từ thực phẩm. Vì thế, trái cây tươi và rau sống được coi là nguồn giàu vitamin C nhất. Vitamin C xuất hiện nhiều trong ớt đỏ và xanh, cam và các loại trái cây có múi khác, kiwi, bông cải xanh, dâu tây và cà chua.
- Magiê: Có trong hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, bơ đậu phộng, rau bina, đậu (đậu đen và đậu nành edamame), sữa đậu nành, khoai tây, bơ, gạo, sữa chua và chuối.
- Folate: Có trong gan bò, rau bina, đậu mắt đen, các loại ngũ cốc và măng tây.
>>>>>Xem thêm: Viêm bàng quang kiêng ăn gì và ăn gì? Top thực phẩm nên kiêng khi viêm bàng quang
Bệnh túi mật nên tránh ăn gì?
Những thực phẩm sau đây có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về túi mật:
- Đường và thực phẩm có nhiều đường;
- Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp;
- Thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chẳng hạn như thực phẩm chiên giòn;
- Các sản phẩm từ sữa nguyên chất (phô mai, kem, bơ);
- Thịt đỏ.
Chất béo chuyển hóa được cho là có thể gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của túi mật bằng cách tăng mức chất béo trung tính trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả bệnh túi mật. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có được những thông tin về các loại thực phẩm có lợi cho túi mật, từ đó trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho túi mật?”.