Ăn gì tốt cho dạ dày? Chế độ ăn như thế nào tốt cho dạ dày? Có thể nói đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người mắc bệnh dạ dày. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để tìm ra chế độ ăn phù hợp nhất cho dạ dày.
Bạn đang đọc: Ăn gì tốt cho dạ dày? Những thực phẩm giúp dạ dày thêm khỏe
Cảm giác khó chịu ở dạ dày hoặc có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc buồn nôn có thể khiến bạn chán ăn. Tuy nhiên, ăn hoặc uống thứ gì đó đôi khi có thể giúp bạn giảm cảm thấy dễ chịu hơn. Trước khi trả lời câu hỏi “ăn gì tốt cho dạ dày”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao dạ dày lại thường xuyên gặp vấn đề.
Contents
Tại sao dạ dày thường xuyên gặp vấn đề?
Dạ dày là nơi chứa đựng và xử lý thức ăn trong cơ thể, nơi mà mọi thức ăn và đồ uống hàng ngày đi qua, được tiêu hóa và đào thải. Dạ dày phải liên tục hoạt động để tiêu hóa. Bất kể thói quen ăn uống xấu hay thức ăn gây hại, đều có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa sáng, hoặc ăn quá nhiều, quá no, hay ăn khuya làm dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các thói quen này có thể làm cho hoạt động của dạ dày trở nên bất thường, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó có thể gây đau và xuất hiện các vấn đề khác.
- Uống rượu, bia nhiều: Sử dụng quá nhiều rượu bia trực tiếp gây hại đến dạ dày. Cồn trong rượu và bia có thể làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không kiểm soát hoặc điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Lạm dụng thuốc tây: Việc sử dụng quá nhiều loại thuốc tây, đặc biệt là thuốc giảm đau kháng viêm sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm suy giảm chức năng bảo vệ của nó. Điều này làm cho dạ dày dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với vi khuẩn.
- Lối sống không khoa học: Không chỉ ăn uống mà các hoạt động hàng ngày cũng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Công việc căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, ngoài ra còn khiến bạn mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và các vấn đề khác.
Như vậy, ăn gì tốt cho dạ dày để dạ dày thêm khỏe, tránh tổn thương niêm mạc dạ dày?
Ăn gì tốt cho dạ dày?
Để trả lời thắc mắc ăn gì tốt cho dạ dày, bạn có thể tham khảo và bổ sung các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn:
Chuối
Chuối là một trong những thực phẩm rất tốt cho dạ dày bởi khả năng trung hòa acid dạ dày và giúp giảm sưng viêm trên các tổn thương sẵn có của niêm mạc dạ dày. Chuối là một trong các loại trái cây có lượng kali cao, hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng điện giải thiếu hụt khi người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Ngoài ra, thành phần chất xơ hoà tan pectin có trong chuối còn giúp đẩy lùi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
Cơm trắng
Các loại thực phẩm như cơm là những loại thức ăn dễ tiêu hóa và không kích thích tiết acid trong dạ dày, giúp giảm cơn đau dạ dày. Xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, và khoai cũng có hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với các loại thực phẩm như gạo lứt, bắp, nếp lứt hoặc đậu, mặc dù giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng chúng có thể khó tiêu đối với những người mắc các vấn đề về dạ dày.
Sốt táo
Sốt táo có chứa chất xơ hòa tan gọi là pectin có thể cải thiện triệu chứng tiêu chảy. Sốt táo đã được nấu chín và loại bỏ vỏ, do đó giúp dễ tiêu hóa hơn táo thông thường. Ngoài ra, sốt táo chứa nhiều chất xơ có thể giúp nhu động ruột đều đặn. Vì vậy nó làm dạ dày dễ chịu hơn và có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bánh mì nướng
Nướng bánh mì làm bánh mì có màu nâu do một quá trình gọi là phản ứng Maillard. Phản ứng Maillard giúp tăng cường hương vị, mùi và kết cấu của bánh mì nướng. Điều này có thể làm cho bánh mì nướng ngon miệng hơn, đặc biệt khi bạn cảm thấy không khỏe. Tuy nhiên, tránh lựa chọn bánh mì nguyên cám do hàm lượng chất xơ cao. Nên tránh ăn kèm bánh mì với bơ và mứt để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Canh/súp
Canh/súp là những thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” lên hệ tiêu hóa. Đồng thời các loại nước dùng như nước luộc gà và nước hầm xương chứa nhiều chất điện giải như natri, kali và canxi, có thể giúp bổ sung nước và khoáng chất khi bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Gừng
Gừng có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu. Bạn có thể bổ sung gừng vào khẩu phần hàng ngày bằng cách uống trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn trong bữa ăn.
Tìm hiểu thêm: Người bị huyết áp thấp có ăn được táo đỏ không?
Nước dừa
Nước dừa có thể là một cách hiệu quả để bổ sung lượng nước bị mất, cũng như lượng canxi, magie, kali và natri khi bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nước dừa đôi khi được dùng làm dung dịch bù nước cho trẻ bị tiêu chảy do viêm dạ dày ruột và bệnh tả.
Trà thảo dược
Caffein có trong các đồ uống không phải là lựa chọn tốt cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, trà thảo mộc không chứa caffein lại có tác dụng tích cực. Uống trà thảo mộc hàng ngày có thể giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm triệu chứng đau nhức, đầy bụng và khó chịu.
Đặc biệt, các loại trà từ hoa cúc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau và giảm viêm dạ dày. Nếu như bạn thích trà bạc hà, hãy lưu ý kiểm soát lượng uống vì nó có thể làm co giãn cơ vòng thực quản dưới và tăng sản xuất acid dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp probiotic, tăng cường lợi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng sữa chua khi mắc bệnh lý đau dạ dày, nhưng thực tế là sữa chua không béo sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ăn với lượng ít để theo dõi phản ứng của cơ thể và điều chỉnh sao cho phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Thai lưu liên tiếp có nguy hiểm không? Bị lưu thai 2 lần phải làm sao?
Thói quen ăn uống tốt cho dạ dày
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng góp rất lớn vào quá trình điều trị bệnh dạ dày một cách hiệu quả. Người bệnh cần duy trì một thói quen ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị:
- Thức ăn nên được thái nhỏ và nấu chín, ưu tiên luộc, hấp thay vì chiên rán khiến thức ăn khó tiêu hóa và hấp thu.
- Tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ để kích thích nước bọt tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Phân chia thức ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no trong một lần.
- Tránh để bụng đói quá lâu, điều này có thể làm dạ dày co lại mạnh hơn và gây đau. Tuyệt đối không ăn quá nhiều để tránh dạ dày căng và tạo áp lực, khiến cơn đau nặng hơn.
- Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, điều này có thể làm dạ dày co lại mạnh hơn và gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ C là tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu.
- Tuyệt đối không bỏ bữa và nên ăn đúng giờ.
- Tránh nằm xuống hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho dạ dày là cách đơn giản và hữu hiệu nhất để chủ động phòng tránh các vấn đề gặp phải ở dạ dày. Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn có thể tham khảo nhằm trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho dạ dày”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn, giảm triệu chứng bệnh, hồi phục bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tái phát.