Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu có những triệu chứng ban đầu tương đối giống với các bệnh cảm lạnh thông thường khiến cho nhiều người nhầm lẫn, dẫn đến điều trị không kịp thời, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vọng. Liệu bạn có thực sự hiểu rõ bệnh bạch hầu là gì? Ai có thể mắc bệnh bạch hầu? Triệu chứng của người mắc bệnh bạch hầu như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm đáp án nhé!

Bạn đang đọc: Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính với khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp hay thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn. Bệnh bạch hầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở tim, hệ thần kinh và có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng bệnh bạch hầu là bệnh phổ biến và gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em. Vậy những ai có thể mắc bệnh bạch hầu? KenShin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, thường xảy ra ở niêm mạc mũi và họng. Người mắc bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện điển hình của nhiễm trùng như đau họng, sốt, mệt mỏi, khó thở, sưng các hạch ở vùng cổ. Triệu chứng điển hình để phân biệt bệnh bạch hầu với bệnh cảm cúm thông thường đó là xuất hiện những lớp màng dày màu xám trắng bám dính ở vùng hầu, họng, gọi là lớp giả mạc, nếu bóc tách lớp này có thể gây chảy máu.

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp hoặc thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn, dịch tiết hô hấp của người bệnh hay người lành mang bệnh hoặc sử dụng trực tiếp các vật dụng như chén, dĩa, ly uống nước và các thiết bị y tế chứa vi khuẩn bạch hầu mà không sát khuẩn đầy đủ, sạch sẽ. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn bạch hầu sẽ giải phóng độc tố gây ra tình trạng viêm và hình thành giả mạc trong cổ họng và mũi, gây khó thở và khó nuốt. Người mắc bệnh bạch hầu vừa bị nhiễm khuẩn, vừa bị nhiễm độc.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Người bệnh bạch hầu có giả mạc bám dính ở vùng hầu họng

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh bạch hầu sẽ diễn tiến nghiêm trọng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Liệt hệ thần kinh, viêm cơ tim, suy tim, hội chứng thận hư, suy thận, tổn thương gan,… Nếu lúc này, ngay cả khi đã được điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh bạch hầu là từ 3 – 5% và tỷ lệ này cao hơn ở trẻ dưới 15 tuổi.

Trong trường hợp nhiễm bệnh, có thể điều trị bằng kháng sinh và thuốc hỗ trợ hô hấp. Tuy nhiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hiện nay đã có các loại vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu, chính phủ cũng đưa ra các chương trình tiêm chủng để khuyến khích người dân tiêm ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Hiện nay, bệnh bạch hầu rất hiếm gặp ở các quốc gia phát triển với hệ thống chăm sóc y tế tiên tiến và có chương trình tiêm chủng vaccin bạch hầu rộng rãi và đầy đủ.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế, bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh nếu cơ thể không có miễn dịch chống lại vi khuẩn bạch hầu. Bệnh dễ dàng lây lan với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt trong các khu dân cư đông đúc, điều kiện sống không sạch sẽ.

Dưới đây là một số đối tượng có khả năng mắc bệnh bạch hầu:

  • Cả người lớn và trẻ em nếu chưa từng tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc đi du lịch đến các vùng dịch sẽ rất dễ nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không có nguy cơ mắc bệnh bởi trẻ sẽ có miễn dịch thụ động truyền từ mẹ. Tuy nhiên sau 6 tháng, khả năng này sẽ biến mất, vì vậy bé cần được tiêm chủng sớm để tạo kháng thể phòng ngừa bệnh bạch hầu. Khuyến cáo trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên nên tiêm vaccine chủng ngừa bệnh bạch hầu và đảm bảo tiêm đủ mũi, đúng lịch cho trẻ.
  • Đối tượng trẻ dưới 15 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Mặc dù từ nhỏ hầu hết các bé đều đã được tiêm chủng vaccine, tuy nhiên khi lớn hơn các bé không được tiêm mũi nhắc lại dẫn đến cơ thể không còn miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Mặc dù cơ thể đã có miễn dịch cả đời, tuy nhiên ở một số trường hợp ở người suy giảm miễn dịch tỷ lệ tái nhiễm bệnh bạch hầu khoảng 2 – 5%.
  • Theo thống kê, hiệu quả của vaccine bạch hầu khoảng 97% và thời gian miễn dịch kéo dài khoảng 10 năm. Vì vậy, chúng ta cần tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết tác hại của thiếu máu hay chưa? Bệnh có nguy hiểm không?

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?
Tiêm chủng vaccine để tạo miễn dịch phòng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có chữa khỏi được không?

Bệnh bạch hầu hiện nay có thể điều trị thông qua việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời loại bỏ lớp giả mạc, khai thông đường hô hấp, giảm đau và khó thở cho bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nhiễm khuẩn đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Những loại kháng sinh có thể sử dụng để điều trị bệnh bạch hầu bao gồm penicillin G, erythromycin hoặc clarithromycin. Việc sử dụng kháng sinh có thể kéo dài từ một đến 10 ngày tùy vào mức độ nghiêm trọng và diễn tiến của bệnh.

Loại bỏ giả mạc

Giả mạc gây khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây tắc nghẽn đường thở, có thể gây chết người. Do đó, loại bỏ giả mạc là yêu cầu quan trọng trong điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn. Thông thường giả mạc sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng nạo giả mạc hoặc vòi rửa họng, được thực hiện bởi những người có chuyên môn.

Giảm đau và khó thở

Người mắc bệnh bạch hầu sẽ gặp triệu chứng khó thở, đau rát cổ họng, gây khó chịu, mệt mỏi. Một số thuốc giảm đau và khó thở như paracetamol hoặc ibuprofen. Trong trường hợp khó thở nghiêm trọng, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp hoặc thậm chí là giải phẫu để loại bỏ giả mạc càng sớm càng tốt.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu?

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên xong có được gội đầu không?

Điều trị bệnh bạch hầu bằng kháng sinh, thuốc giảm đau kết hợp loại bỏ giả mạc

Ngoài ra, để phòng ngừa sự lây lan của bệnh bạch hầu, những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh cũng cần được sử dụng kháng sinh phòng ngừa. Khi phát hiện bị bạch hầu hoặc tiếp xúc với người bị bạch hầu, bạn nên đi khám, điều trị kịp thời và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để không lây lan bệnh cho người khác.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Với tốc độ lây lan nhanh chóng và khả năng diễn tiến nghiêm trọng của bệnh, mỗi chúng ta không nên chủ quan với bệnh bạch hầu. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu:

  • Tiêm chủng vaccine: Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu là cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng nên được thực hiện từ khi còn bé, đảm bảo tiêm đủ mũi và đúng lịch để tạo miễn dịch cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Không nên tiếp xúc gần và hạn chế tiếp xúc lâu dài với người mang bệnh để không bị lây nhiễm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Vi khuẩn bạch hầu có khả năng sống ở bên ngoài môi trường, vì vậy hãy đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữa môi trường sống gọn gàng, thoáng mát, nên khử khuẩn môi trường sống, rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
  • Tăng cường đề kháng: Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh trong đó có bệnh bạch hầu. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường vận động thể dục thể thao để tăng cường miễn dịch chống lại bệnh.

Ai có thể mắc bệnh bạch hầu? Câu trả lời rằng bất kỳ ai trong chúng ta dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Với mức độ nguy hiểm của bệnh, tốc độ lây lan nhanh chóng và đặc biệt là có nguy cơ tử vong cao, mỗi chúng ta đều nên bổ sung những kiến thức cần thiết về bệnh bạch hầu để có thể phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *