Trong cơ thể con người có đa dạng các loại hormone, mỗi loại đều có chức năng nhất định để cơ thể hoạt động tốt nhất. Trong đó hormon ADH là loại có liên quan đến điều khiển tái hấp thu nước ở ống thận
Bạn đang đọc: ADH là hormone gì? Phương pháp xét nghiệm ADH
ADH là một loại hormone chống bài niệu, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà lượng nước hấp thu và thải ra trong cơ thể. Sự dư thừa hoặc thiếu hụt ADH đều gây ra những biến đổi sinh lý nhất định và gây ra một số bệnh lý.
Contents
Định nghĩa ADH
ADH là viết tắt của hormone Arginine vasopressin hormone – gồm có tổng cộng 9 acid amin, hay còn được biết đến với tên khác là vasopressin. ADH được sản xuất tại vùng dưới đồi (hypothalamus) của não, được lưu trữ ở hậu yên (posterior pituitary) ở nền não.
ADH thường được bài tiết bởi tuyến yên (pituitary gland) dựa trên các tín hiệu từ cảm biến trong cơ thể, đặc biệt là cảm biến độ thẩm thấu của máu và sự giảm thể tích máu. Phạm vi bình thường của ADH thường nằm trong khoảng 1-5 picrogam trên mililit (pg/mL). Phạm vi này có thể có sự biến động nhỏ tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, và điều kiện sức khỏe cụ thể của mỗi người.
Khi cảm biến phát hiện sự tăng độ thẩm thấu hoặc giảm thể tích máu, tuyến yên sẽ sản xuất và giải phóng ADH để điều chỉnh quá trình giữ nước và tăng hấp thụ nước trong thận. ADH tăng tái hấp thu nước từ ống thận (tubules) trong quá trình tạo nước tiểu. Điều này dẫn đến việc làm cô đặc nước tiểu, giảm thể tích của nước tiểu và tăng nồng độ chất chứa trong nước tiểu.
Bằng cách giảm thể tích nước tiểu, ADH giữ lại nước trong cơ thể, làm tăng khối lượng máu và áp lực máu. Nếu sự tăng hấp thụ nước qua ADH không đủ để khôi phục cân bằng nước, cảm giác khát sẽ được kích thích. Người bị ảnh hưởng sẽ cảm thấy cần uống nhiều nước hơn để bổ sung nước cho cơ thể.
Chức năng hormone ADH
Tác động của ADH trên ống thận là ADH giúp ngăn chặn bài tiết nước tiểu ở thận, khi không có ADH ống thận dường như mất đi tính thấm. Trái lại, khi tuyến yên tiết ra AHD, dẫn đến việc tăng tái hấp thu nước từ ống thận từ đó làm tăng lượng nước trong cơ thể lên. Cơ chế tác động của ADH liên quan đến tương tác với receptor trên tế bào biểu mô ống thận và kích thích tổng hợp cAMP, dẫn đến mở các khe trên màng tế bào và tăng tính thấm nước.
Vai trò sinh lý của ADH là giúp duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Điều này đảm bảo rằng lượng nước trong cơ thể được duy trì ổn định và không có sự mất cân bằng nước. ADH kích thích hoạt tính của adenylcyclase tại ống thận, kích thích này dẫn đến tăng sản xuất adenosin monophosphat (AMP) vòng, tăng tính thấm nước ở bề mặt ống thận.
AMP vòng tăng tính thấm nước ở bề mặt lòng ống lượn xa và ống góp, hiệu ứng này làm tăng khả năng ống thận hấp thụ nước trở lại từ nước tiểu, giữ lại nước trong cơ thể. Tăng tính thấm nước dẫn đến giảm lưu lượng nước tiểu, tác động chống bài niệu của ADH có thể giữ lại đến 90% lượng nước lẽ ra được bài xuất qua nước tiểu.
ADH cũng có tác động co mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang. Nó có thể tăng sản xuất ACTH và cortisol, ảnh hưởng đến chức năng thượng thận.
Thiếu hoặc dư thừa ADH có thể dẫn đến nhiều tình trạng và rối loạn khác nhau, gây ảnh hưởng đến cân bằng nước trong cơ thể. Sự thay đổi về lượng ADH có thể gây ra các triệu chứng cấp tính và mãn tính, đôi khi có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Thiếu ADH có thể dẫn đến mất nước nhiều qua thận, làm tăng lượng nước tiểu và làm mất cân bằng nước trong cơ thể. Dư thừa ADH có thể gây giữ nước, làm tăng khối lượng máu và gây các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu và thất thường.
Xét nghiệm ADH là gì?
Khi xảy ra tình trạng thiếu hay thừa ADH trong cơ thể để gây ra bất thường và một số bệnh lý, việc phát hiện ra căn nguyên dẫn đến tình trạng này đóng một vai trò quan trọng trong điều trị. Xét nghiệm ADH là một xét nghiệm không quá phổ biến và không được thực hiện thường quy, thông thường chỉ đưa ra chỉ định thực hiện trong các trường hợp không phát hiện được bệnh thông qua các thông tin về bệnh sử cũng như các kết quả xét nghiệm khác về độ thẩm thấu máu, nước tiểu hay điện giải đồ.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng người cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả của nhiều xét nghiệm khác nhau để đưa ra chẩn đoán. Các triệu chứng như hạ natri máu, phù nề, và các biểu hiện khác có thể gợi ý về vấn đề liên quan đến hormone ADH. Tăng hoặc giảm áp suất thẩm thấu của huyết thanh có thể kích thích giải phóng hormone ADH. Stress, phẫu thuật, hoặc lo lắng có thể làm tăng sản xuất ADH và tăng tái hấp thu nước.
Nghiệm pháp chặn ADH
Nghiệm pháp chặn ADH được thực hiện để phân biệt giữa hội chứng tiết ADH không thích hợp và các nguyên nhân khác gây hạ natri máu hay phù nề. Nghiệm pháp này thường được kết hợp với đo độ thẩm thấu niệu và thẩm thấu nước tiểu. Đối với người mắc phải chứng tiết ADH không phù hợp sẽ tiểu ít hơn lượng nước uống vào, thêm vào đó độ thẩm thấu niệu đo được sẽ cao hơn 100. Loại trừ với các nguyên nhân gây hạ natri máu, phù nề thường thải 80% lượng nước được nạp vào cơ thể và độ thẩm thấu niệu đo được chỉ số trung bình.
Kết quả xét nghiệm ADH thường không đứng một mình mà được đánh giá cùng với thông tin từ bệnh sử, khám lâm sàng, và các xét nghiệm khác. Sự dư thừa hoặc thiếu hụt ADH có thể là tạm thời hoặc kéo dài, cấp tính hoặc mãn tính, và có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nghiệm pháp kích thích ADH
Nghiệm pháp kích thích ADH được thực hiện để phân biệt giữa đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận. Khi cơ thể hụt ADH có thể gây ra hai hội chứng đái tháo nhạt, điểm chung của hai loại này là bài tiết một lượng lớn nước tiểu loãng.
- Đái tháo nhạt trung ương: Gây ra bởi giảm sản xuất ADH từ vùng dưới đồi hoặc giảm sự giải phóng ADH từ tuyến yên.
- Đái tháo nhạt do thận: Đặc trưng bởi sự giảm đáp ứng của thận đối với ADH.
Xét nghiệm độ thẩm thấu của máu nước tiểu trước và sau khi thêm ADH để theo dõi cơ thể đối với sự giữ lại nước. Một điểm cần lưu ý kỹ, nghiệm pháp này cần được thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có bệnh tiềm ẩn.
>>>>>Xem thêm: Bật mí các cách điều trị da mặt mỏng nổi gân máu tại nhà
Dựa vào kết quả để phân biệt hai loại bệnh, đái tháo nhạt trung ương thường không có phản ứng hoặc có phản ứng giảm với ADH, do giảm sản xuất hoặc giải phóng ADH. Đái tháo nhạt do thận thì có phản ứng tăng với ADH, nhưng không đủ để giữ lại nước một cách hiệu quả.
Có thể thấy hormone ADH đóng vai trò quan trọng trong điều hoà lượng lượng nước hấp thu hay thải ra trong cơ thể, thay đổi nồng độ ADH là dấu hiệu cho thấy xuất hiện bệnh lý ở người. Khi xuất hiện các triệu chứng, cần đến bệnh viện để kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn đoán được nguyên nhân dẫn tới thay đổi hormone ADH từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.