Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người

Hội chứng sợ rốn là một trong những hội chứng kỳ lạ nhất được phát hiện ở con người. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hội chứng kỳ lạ này trong bài viết.

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người

Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia) là một trong những dạng ám ảnh sợ hãi hiếm gặp và ít được công nhận nhất. Người mắc hội chứng này có thể sợ rốn của chính họ hoặc những người xung quanh. Điều này gây ảnh hưởng đến một số hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời của người mắc vì họ sợ hãi và hạn chế các hoạt động có thể nhìn thấy rốn. Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả để vượt qua nỗi sợ này.

Hội chứng sợ rốn là gì?

Thuật ngữ “Omphalophobia” dùng để chỉ nỗi sợ hãi về rốn. Đây là từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó “Omphalo” có nghĩa là rốn còn “Phobos” cõ nghĩa là sợ hãi.

Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người

Hội chứng sợ rốn là gì không phải ai cũng biết

Hội chứng sợ rốn là một trong những dạng ám ảnh sợ hãi hiếm gặp và ít được công nhận nhất. Omphalophobia không được xem là một chẩn đoán lâm sàng nhưng đây là một loại ám ảnh cụ thể trong danh mục rối loạn lo âu trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần.

Theo DSM-5 thì 5 loại ám ảnh cụ thể là:

  • Loại động vật (ví dụ như sợ rắn hoặc nhện);
  • Loại môi trường tự nhiên (ví vụ như sợ bão hoặc sợ nước);
  • Loại chấn thương do tiêm máu (ví dụ như sợ các thủ tục y tế hoặc tiêm chủng);
  • Loại tình huống (ví dụ như sợ đi máy bay);
  • Loại khác.

Và hội chứng Omphalophobia là một loại ám ảnh sợ hãi hiếm gặp thuộc loại “Khác”.

Biểu hiện của những người mắc hội chứng Omphalophobia

Những người mắc hội chứng sợ rốn có thể sợ rốn của chính họ hoặc của người khác. Họ thường không thích đụng chạm vào rốn, đôi khi họ có thể cảm thấy sợ hãi và ghê tởm khi chỉ cần nhìn thấy rốn.

Biểu hiện thường gặp ở những người mắc hội chứng Omphalophobia là:

  • Căng thẳng, run rẩy và đổ mồ hôi;
  • Lo lắng và căng thẳng khi nghĩ đến rốn;
  • Sợ hãi và thấy ghê tởm khi nhìn thấy rốn của người khác;
  • Căng thẳng và lo lắng khi nhìn thấy rốn của chính mình;
  • Có thể trải qua các cơn hoảng loạn;
  • Cảm thấy áp lực và mất kiểm soát.

Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người

Người mắc chứng sợ rốn thường thấy căng thẳng và sợ hãi khi thấy hoặc nghĩ về rốn

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ rốn

Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng Omphalophobia rất khó để xác định. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể do các vấn đề liên quan đến tâm lý và trái nghiệm tiêu cực như:

  • Tổn thương: Những trải nghiệm không tích cực liên quan đến vùng rốn trong quá khứ như tai nạn, thương tổn, hoặc sự tổn thương tâm lý. Vì thế, não của họ kích hoạt phản ứng ám ảnh như một cơ chế phòng thủ/bảo vệ.
  • Di truyền và lịch sử gia đình: Một số nỗi ám ảnh cụ thể dường như xuất hiện trong các gia đình, đặc biệt nếu chúng bắt đầu từ thời thơ ấu. Điều này có thể là do ảnh hưởng di truyền cũng như hành vi học được.
  • Đặc điểm tính cách: Nghiên cứu cho thấy rằng một số đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như thu mình lại hoặc thường xuyên đau khổ về mặt cảm xúc. Điều này góp phần hình thành nên sự phát triển của những nỗi ám ảnh cụ thể.
  • Tình trạng bệnh đi kèm: Những người mắc chứng ám ảnh có thể thêm tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lo âu tổng quát (GAD).

Tìm hiểu thêm: Vai trò của oxytocin trong cơ thể

Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người
Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ rốn

Cách điều trị hội chứng Omphalophobia

Chứng sợ rốn là một trong những ám ảnh khá nghiêm trọng vì khiến cho người mắc bệnh luôn cảm thấy căng thẳng và sợ hãi khi nghĩ, nhìn và tiếp xúc với rốn. Tuy rất khó xác định nguyên nhân chính xác để khắc phục, nhưng hội chứng sợ rốn hoàn toàn có thể cải thiện và vượt qua bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp.

Hội chứng Omphalophobia có thể được điều trị bằng các phương pháp như: Liệu pháp thôi miên, liệu pháp tâm lý hay liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả khi áp dụng, các phương pháp điều trị này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các chuyên gia đã được đào tạo và có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị là điều cần thiết để giảm thiểu các triệu chứng và các ảnh hưởng của bệnh. Tất nhiên, việc sử dụng thuốc để điều trị phải được sự đồng ý và kê đơn từ bác sĩ.

Ngoài các biện pháp trên, một số giải pháp khác cũng có thể được thực hiện để điều trị như: Thiền, yoga,… để người mắc bệnh đối mặt, có những suy nghĩ tích cực để vượt qua nỗi sợ rốn.

Hội chứng sợ rốn (Omphalophobia: Hội chứng kỳ lạ ở con người

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm đường huyết mao mạch và những điều cần biết

Cách điều trị hội chứng sợ rốn phù hợp giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ

Hội chứng sợ rốn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người mắc bệnh. Tuy nhiên, thông qua sự tìm hiểu chi tiết về hội chứng này và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *