Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng phòng vệ một cách quá mức trước tác nhân có hại. Vậy hội chứng SIRS là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng SIRS ra sao?

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Khi nhận thấy các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Nhưng khi phản ứng phòng vệ xảy ra một cách quá mức sẽ gây nên hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn làm rõ hội chứng SIRS là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị SIRS như thế nào?

Thế nào là hội chứng đáp ứng viêm toàn thân?

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic Inflammatory response syndrome – ký hiệu là SIRS) là một phản ứng phòng vệ quá mức của hệ thống miễn dịch đối với một tác nhân gây hại cơ thể như: Nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, viêm cấp tính, thiếu máu cục bộ, tái tưới máu,… Hội chứng này xảy ra như một cơ chế để cơ thể tự bảo vệ nhưng lại quá mức bình thường.

Hội chứng SIRS cũng có khi bị nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, có một sự khác biệt về bản chất để phân biệt 2 tình trạng y tế này: Hội chứng SIRS xảy ra sau chấn thương, viêm, nhiễm trùng, thiếu máu cục bộ. Còn nhiễm trùng huyết xảy ra khi có sự hiện diện của tình trạng nhiễm trùng. Khi có nhiễm trùng, hội chứng SIRS có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân có thể bị nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân gây ra do đâu?

Nguyên nhân gây hội chứng SIRS có thể do nhiễm trùng, nhưng nhiễm trùng không phải nguyên nhân duy nhất. Một số dạng nhiễm trùng dẫn đến hội chứng SIRS thường gặp nhất như: Nhiễm khuẩn trong bỏng, nhiễm trùng huyết, viêm phổi cộng đồng, viêm túi mật, viêm tổ chức dưới da, cúm, nhiễm khuẩn bàn chân trong đái tháo đường, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm màng não mủ, viêm khớp mủ, viêm thận bể thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, hội chứng sốc nhiễm độc, viêm đại tràng giả mạc, erysipelas,…

Đôi khi, hội chứng SIRS cũng xuất hiện không do nhiễm trùng mà do các tình trạng y tế khác như: Bị bỏng, xơ gan, rối loạn miễn dịch, thiếu máu mạch treo cấp, viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, viêm mạch máu, phản ứng sau truyền máu, sau khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, tác dụng phụ của thuốc, các tổn thương do điện, sốt xuất huyết, thủng ruột,…

Triệu chứng và biến chứng của hội chứng SIRS

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân xuất hiện cùng những triệu chứng điển hình như:

  • Thân nhiệt của người bệnh hạ thấp xuống dưới 36 độ C hoặc tăng lên hơn 38 độ C. Ở tình trạng sức khỏe bình thường, nhiệt độ cơ thể trung bình trong khoảng 36,3 đến 37,1 độ C. Hạ thân nhiệt không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim, của hệ hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • Nhịp tim đập hơn 90 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường của một người trưởng thành là từ 60 đến 100 nhịp/phút.
  • Đo nhịp thở có kết quả trên 20 nhịp thở/phút hoặc CO2 động mạch dưới 32mmHg. Nhịp thở bình thường của người trên 15 tuổi là 16 – 20 nhịp/phút. Nếu con số này cao hơn 20, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe.
  • Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số tế bào bạch cầu nhỏ hơn 4.000 hoặc lớn hơn 12.000. Ở người có sức khỏe bình thường, số lượng bạch cầu trong cơ thể từ 4.000 đến 8.000. Như vậy, bạch cầu nhỏ hơn 4.000 là mức thấp còn trê 12.000 là mức quá cao. Đây đều là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Môi bé là gì? Cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
Người bệnh có thể bị hạ thân nhiệt hoặc sốt cao trên 38 độ

Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác và triệu chứng ở mỗi người bệnh có thể không hoàn toàn giống nhau. Hội chứng SIRS được xác định khi có 2/4 tiêu chuẩn trên, trong đó có hai tiêu chuẩn bắt buộc là bất thường về chỉ số bạch cầu máu ngoại vi và bất thường về thân nhiệt.

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân có thể dẫn đến những biến chứng khác nhau tùy từng nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể đến một số biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc hội chứng SIRS như: Suy thận, suy hô hấp cấp, viêm phổi bệnh viện, viêm dạ dày cho stress, chảy máu tiêu hóa, thiếu máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, rối loạn điện giải, vi khuẩn máu liên quan đến catheter tĩnh mạch, tăng đường huyết, đông máu rải rác nội mạch,…

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân chữa được không?

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc hội chứng SIRS, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm công thức máu, cấy máu, xét nghiệm axit lactic,… để có thêm căn cứ chẩn đoán bệnh chính xác. Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu để điều trị hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh.

Ví dụ, với nguyên nhân là thiếu máu cục bộ hay tắc nghẽn lưu thông máu đến một khu vực nào đó trên cơ thể, biện pháp điều trị sẽ nhắm đến mục tiêu điều trị triệu chứng, khôi phục lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Nếu nguyên nhân gây hội chứng SIRS là những cơn đau tim, việc điều trị sẽ cần hướng đến mục tiêu kiểm soát các cơn đau tim, duy trì chức năng tim.

Tìm hiểu chi tiết về hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu khi nào nên đi siêu âm thai? Những lưu ý khi mang thai cần nhớ

Điều trị hội chứng SIRS phụ thuộc vào nguyên nhân và biến chứng

Khi bệnh nhân có nghi ngờ nhiễm khuẩn, biểu hiện sốt, huyết động học không ổn định hay chỉ số bạch cầu giảm, nhiễm trùng nặng sau cách lách, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm. Việc nuôi cấy vi khuẩn để làm kháng sinh đồ là vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tình trạng kháng kháng sinh.

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) xuất phát từ cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhưng lại phản ứng quá mức nên có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Những triệu chứng lâm sàng của hội chứng này thường gặp, dễ bị nhầm lẫn với ốm, cảm, viêm thông thường nên hay bị bỏ qua. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta khi thấy có bất thường về thân nhiệt hay xét nghiệm máu thấy bất thường về chỉ số bạch cầu nên đi khám sớm nhất có thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *