Bạn đã bao giờ gặp tình trạng bỗng dưng không thể nhớ điều gì đó trong quá khứ, hay những điều vô cùng quen thuộc. Bạn đã bao giờ tự hỏi “hay quên là bệnh gì?” hay “guyên nhân gây ra chứng hay quên?”. Theo dõi bài viết dưới đây của KenShin để hiểu rõ hơn về hiện tượng bệnh lý thường gặp này nhé!
Bạn đang đọc: Hay quên là bệnh gì? Các biện pháp ngăn chặn bệnh hay quên
Hay quên là hiện tượng con người không thể nhớ ra một điều gì đó đã từng xảy ra, hoặc một ý nghĩ vừa xuất hiện trong đầu nhưng lại quên béng đi là mình đang suy nghĩ điều gì. Rất nhiều người thường xuyên gặp tình trạng này, vậy “hay quên là bệnh gì?”, “liệu hay quên có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không?”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Contents
Hay quên là bệnh gì?
“Hay quên là bệnh gì?” là một câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra khi phải đối mặt với tình trạng quên thông tin hoặc sự kiện quan trọng. Trên thực tế, tình trạng này không chỉ diễn ra ở người cao tuổi mà hiện nay nhiều người trẻ cũng rất thường gặp.
Thực tế, quên là một phần tự nhiên của quá trình nhớ và xử lý thông tin trong não bộ. Tuy nhiên, khi tần suất của hiện tượng này diễn ra nhiều và gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, thì có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Triệu chứng thường gặp
Hay quên có thể có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ:
- Ở mức độ nhẹ, người gặp tình trạng hay quên có thể quên mất vị trí đồ đạc, quên tên của những người thân thuộc, quên lịch làm việc,… hay thậm chí quên mất ý định vừa suy nghĩ trong đầu.
- Ở mức độ nặng hơn, người bị hay quên có dấu hiệu như: Bị lạc đường, quên cách nấu ăn, đi lang thang, mất phương hướng, khó tìm ngôn ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói rồi,… thậm chí có thể dẫn đến việc thay đổi hành vi và nhân cách.
Đối tượng hay mắc chứng hay quên
“Hay quên là bệnh gì? Bệnh hay quên thường gặp ở những đối tượng nào?” là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhiều người cho rằng, chứng hay quên chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi hoặc những ai có bệnh lý về tâm thần, nhưng hiện nay tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều ở những người trẻ tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm:
- Người bị các tổn thương ở não bộ.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích.
- Người mắc chứng động kinh.
- Người làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.
Có thể thấy, chứng hay quên có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu tần suất xảy ra thường xuyên và mức độ ngày càng nặng thì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng suy nút xoang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân của bệnh hay quên
Trong hệ thống thần kinh, não bộ chịu trách nhiệm xử lý và lưu trữ thông tin, bất kỳ tổn thương hay suy thoái nào ở các khu vực này có thể dẫn đến sự suy giảm khả năng ghi nhớ và nhận thức, từ đó có thể gây ra tình trạng hay quên ở một số người. Hay quên là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hay quên:
- Những tổn thương về não bộ: Những chấn thương nặng vùng đầu, đột quỵ, hay các loại tổn thương khác có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các khu vực quan trọng của não, gây suy giảm trí nhớ và chức năng nhận thức.
- Có khối u não, nhiễm trùng não, cục máu đông trong não: U não và nhiễm trùng não có thể gây ra áp lực lên cấu trúc não bộ, chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến việc truyền thông tin và ghi nhớ. Cục máu đông trong não có thể cản trở dòng chảy máu và làm tổn thương các mô não.
- Thiếu oxy lên não, nhiễm độc: Thiếu hụt oxy hoặc nhiễm độc tố như CO (carbon monoxide) có thể làm giảm khả năng chuyển đổi và hấp thụ oxy của não, gây ảnh hưởng đến chức năng não.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng của não và gây ra chứng hay quên như thuốc chống co giật, thuốc trầm cảm, thuốc an thần, thuốc dị ứng,…
- Thiếu hụt Vitamin B12: Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.
- Do lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Việc lạm dụng rượu có thể gây tổn thương cho các khu vực quan trọng của não, đặc biệt là vùng Đồi thị (Thalamus) và Hồi hải mã (Hippocampus), ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng xử lý thông tin. Ngoài ra, lạm dụng rượu và chất kích thích thường đi kèm với thiếu ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và gây cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
Ngoài các nguyên nhân trên, chứng hay quên còn có thể đến từ các vấn đề về tinh thần như stress, làm việc căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, hay các vấn đề về tuyến giáp. Để có thể tìm ra hướng điều trị cũng như các giải pháp phòng ngừa chứng hay quên, cần hiểu rõ hay quên là bệnh gì và nắm rõ những nguyên nhân gây ra nó.
Các biện pháp ngăn chặn bệnh hay quên
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh hay quên hiệu quả:
Xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và đủ giấc ngủ, có thể hỗ trợ sức khỏe toàn diện, bao gồm cả não bộ. Hãy tập trung vào chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống có đường, và duy trì lịch trình tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Giữ tinh thần hoạt bát và tăng cường hoạt động não bộ
Hoạt động tinh thần, như đọc sách, giải đố, học ngôn ngữ mới, giúp kích thích hoạt động não bộ và duy trì sự linh hoạt tinh thần. Tham gia các khóa học trực tuyến, thử thách bản thân bằng các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết lách.
Giữ tâm lý tích cực
Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhớ thông tin. Áp dụng kỹ thuật giảm stress và duy trì tâm trạng tích cực có thể hỗ trợ sức khỏe tâm lý và não bộ. Thực hiện thiền, tập yoga, hoặc áp dụng kỹ thuật quản lý stress như lên lịch làm việc hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm sắc thể tương đồng: Cấu tạo, vai trò và một số điều cần biết
Dụng cụ hỗ trợ nhớ và tổ chức thông tin
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ nhớ như sổ tay, ứng dụng lịch, và ghi chú để tổ chức thông tin và nhắc nhở công việc cần làm. Sử dụng ứng dụng lịch trên điện thoại để đặt lịch nhắc nhở cho các sự kiện quan trọng và công việc hàng ngày.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và khả năng tập trung. Duy trì thói quen ngủ đều đặn và đảm bảo có giấc ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần và trí nhớ.
Hạn chế dùng chất kích thích
Chất kích thích như caffeine và nicotine có thể gây ra thiếu ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hạn chế sử dụng chúng, đặc biệt là vào buổi tối, có thể giúp cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ sức khỏe tâm thần.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người giải đáp các thắc mắc liên quan đến câu hỏi “Hay quên là bệnh gì?” và mang đến những thông tin hữu ích khác. Bệnh hay quên không hẳn là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây ra trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của nhiều người. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp đã đề cập phía trên để giữ gìn sức khỏe tinh thần luôn ổn định và khỏe mạnh.