Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia) là một dạng ám ảnh sợ hãi phi lý với trọng lực. Hội chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người mắc bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cách vượt qua Barophobia hiệu quả trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia) là gì? Cách vượt qua Barophobia
Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng, sợ hãi với trọng lực chưa? Nếu có, có thể bạn đang mắc chứng sợ trọng lực. Hội chứng ám ảnh trọng lực (Barophobia) là một dạng ám ảnh sợ hãi phi lý với trọng lực. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về hội chứng này, từ nguyên nhân đến những cách vượt qua Barophobia một cách hiệu quả.
Contents
Barophobia là gì?
Barophobia là từ thường được dùng để chỉ những người có nỗi sợ về trọng lực. Barophobia là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó baro có nghĩa là áp lực hoặc trọng lực, còn phobos có nghĩa là ác cảm hoặc sợ hãi sâu sắc.
Người mắc hội chứng ám ảnh trọng lực thường có nỗi sợ hãi quá mức và phi lý về trọng lực hoặc rơi xuống. Hội chứng này thường bị nhầm lẫn với chứng sợ độ cao. Tuy nhiên, người mắc chứng sợ độ cao thường cảm lo lắng và sợ hãi khi ở chỗ cao còn Barophobia thường gắn với niềm tin rằng trọng lực sẽ gây hại. Chẳng hạn như đồ vật hoặc bản thân họ sẽ bị trọng lực kéo xuống.
Chứng sợ trọng lực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Mọi lứa tuổi và giới tính có thể mắc chứng Barophobia vì sự khởi đầu của nỗi ám ảnh này có thể xảy ra ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc tuổi trưởng thành.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc hội chứng ám ảnh trọng lực?
Người mắc hội chứng Barophobia có thể gặp một số triệu chứng về thể chất, cảm xúc và nhận thức khi đối mặt với nỗi sợ về trọng lực như:
- Lo lắng không thực tế về việc rơi xuống mặt đất: Người mắc chứng Barophobia thường có một lo lắng mất kiểm soát và rơi xuống mặt đất mà không có lý do cụ thể hoặc nguy cơ thực tế. Ngay cả khi họ đứng trên một nền tảng an toàn, họ vẫn có thể cảm thấy như đang mất thăng bằng hoặc sắp rơi.
- Tránh các hoạt động cao: Người mắc hội chứng ám ảnh trọng lực thường tránh các hoạt động có liên quan đến độ cao, ví dụ như leo núi, đi máy bay, đi thang máy hoặc đi lên tầng cao. Họ có thể cảm thấy cực kỳ bất an và sợ hãi khi tiếp xúc với những tình huống như vậy.
- Triệu chứng thể chất: Một số người khi đối mặt với độ cao hoặc nghĩ về nó có thể trải qua các triệu chứng thể chất như chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, hoặc cảm giác mệt mỏi.
Nguyên nhân dẫn đến chứng sợ trọng lực
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ám ảnh trọng lực vẫn chưa thể xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này:
- Trải nghiệm đau thương: Một số người mắc hội chứng Barophobia sau khi trải qua một sự kiện kinh hoàng hoặc một trải nghiệm đáng nhớ liên quan đến độ cao hoặc té ngã. Chẳng hạn như một tai nạn máy bay, một vụ rơi từ độ cao, hoặc một trận động đất.
- Yếu tố nhận thức: Nhiều người có suy nghĩ họ sẽ bị ngã hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến trọng lực. Điều này có thể góp phần hình thành hội chứng ám ảnh trọng lực.
- Ảnh hưởng của môi trường: Một người đã chứng kiến hoặc nghe về những sự cố liên quan đến độ cao, hoặc sống trong một môi trường mà sự lo lắng về độ cao được tăng cường, họ có thể mắc chứng sợ trọng lực.
- Yếu tố tiến hóa: Một số nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng Barophobia có thể có nguồn gốc tiến hóa như một cơ chế tự bảo vệ. Vì việc rơi từ trên cao có thể gây nguy hiểm đáng kể đến khả năng sống sót nên cơ thể sinh ra một cơ chế tự bảo vệ.
Tìm hiểu thêm: Viêm môi dạng u hạt là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết
Cách vượt qua hội chứng ám ảnh trọng lực
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để có biện pháp phù hợp giúp người mắc bệnh vượt qua hội chứng ám ảnh trọng lực. Một số phương pháp điều trị Barophobia hiệu quả thường được áp dụng là:
- Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): CBT giúp các cá nhân nhận biết và đối mặt với những suy nghĩ và niềm tin phi lý về trọng lực và rơi. Mục đích của việc này là thay thế các hành vi sợ hãi và tránh né bằng những phản ứng thực tế và thích ứng hơn.
- Liệu pháp tiếp xúc: Hình thức trị liệu này là cho các cá nhân tiếp xúc dần dần và có hệ thống với độ cao hoặc các tình huống liên quan đến trọng lực trong một môi trường được kiểm soát và hỗ trợ. Thông qua việc tiếp xúc nhiều lần, các cá nhân có thể học cách quản lý phản ứng sợ hãi và lo lắng của mình.
- Kỹ thuật thư giãn: Người mắc hội chứng ám ảnh trọng lực nên học các kỹ năng thư giãn, chẳng hạn như thở sâu, thư giãn cơ dần dần hoặc thiền chánh niệm. Việc này có thể giúp người mắc bệnh giảm lo lắng và kiểm soát phản ứng sợ hãi của họ.
- Thuốc: Trong một số trường hợp, các loại thuốc như thuốc chống lo âu hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể được bác sĩ kê đơn. Điều này sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm liên quan đến chứng sợ trọng lực.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh liệt dương ở tuổi dậy thì
Hội chứng ám ảnh trọng lực có thể gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ trọng lực này bằng cách hiểu rõ về nguyên nhân và áp dụng những phương pháp thích hợp, chúng ta có thể đối mặt và vượt qua Barophobia một cách hiệu quả.