Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Chứng sợ chó là một trong những chứng rối loạn lo âu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của con người. Vậy hội chứng sợ chó (Cynophobia) là gì?

Bạn đang đọc: Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Chó là loài động vật thân thiết với con người, tuy nhiên không phải ai cũng yêu thích đối với loài động vật này. Nếu bạn bị ám ảnh và phản ứng mãnh liệt khi tiếp với chó thì có thể bạn đang mắc chứng sợ chó.

Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì?

Chứng sợ chó hay Cynophobia – một dạng của chứng sợ động vật Zoophobia, là chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi liên quan đến động vật. Đây là chứng ám ảnh cụ thể liên quan đến nỗi sợ hãi mãnh liệt về một đối tượng hoặc tình huống cụ thể thường không tương xứng với mức độ nguy hiểm mà đối tượng hoặc tình huống đó gây ra.

Những người mắc hội chứng sẽ xuất hiện tình trạng sợ chó cực độ khi tiếp xúc với chó hay thậm chí ngay cả khi nghe tiếng sủa, tiếng gầm gừ, nhìn thấy hình ảnh chó trên tranh ảnh, tivi.

Nỗi sợ chó có thể gây ra những phản ứng thể chất và tinh thần nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh ngất xỉu hoặc có những hành vi quá khích. Thông thường, nỗi sợ chó thường xuất hiện ở trẻ em từ 5 tuổi và có thể kéo dài đến khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây nên chứng sợ chó

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng sợ chó. Tuy nhiên, một số yếu tố như ám ảnh từ quá khứ hay các yếu tố về môi trường được cho là có ảnh hưởng đến hội chứng.

Ám ảnh từ quá khứ

Những trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ liên quan đến sự tấn công của những chú chó chính là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người mắc chứng sợ chó.

Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

Hội chứng sợ chó (Cynophobia) có thể được hình thành từ những ám ảnh trong quá khứ đối với chó

Những người từng bị chó rượt đuổi, đe dọa, tấn công đặc biệt gây thương tích có thể hình thành nên hội chứng sợ chó. Độ tuổi của đối tượng càng nhỏ và mức độ tấn công càng lớn thì gây ra những ảnh hưởng về tâm lý nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng từ môi trường sống

Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng sợ chó thì những cảm xúc tiêu cực và phản ứng mãnh liệt của họ có thể khiến trẻ nhỏ bị ảnh hưởng hoặc mắc hội chứng tương tự.

Bên cạnh đó, việc người nhà thường xuyên hù dọa cũng có thể khiến trẻ hình thành nỗi sợ hãi vô hình với loài chó mặc dù chưa từng tiếp xúc qua.

Một số yếu tố khác

Một số trẻ có thần kinh yếu hay lo âu, nhút nhát có thể cảm thấy sợ hãi, ám ảnh khi nhìn thấy những chú chó to lớn có vẻ ngoài hung dữ ở ngoài đời thật hay thậm chí là trên phim ảnh. Mặc dù, chúng có thể không tấn công hay gầm gừ nhưng vẫn để lại sự ám ảnh không hề nhỏ trong tâm trí trẻ.

Ngoài ra, chứng sợ chó còn liên quan đến yếu tố giới tính, hội chứng trên thường gặp nhiều hơn ở nữ giới.

Biểu hiện của chứng sợ chó

Mức độ phản ứng của người mắc chứng sợ chó là khác nhau tùy theo tình trạng mỗi người. Trong một số trường hợp, người mắc hội chứng chỉ phản ứng mãnh liệt với chó thật nhưng đôi khi cũng có người sẽ phản ứng ngay lập tức khi thấy bất cứ điều gì liên quan đến chó như hình ảnh, hình vẽ.

Khi một người mắc chứng sợ chó có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

Tìm hiểu thêm: Test giãn phế quản có vai trò gì? Ai là đối tượng sử dụng?

Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện
Người mắc hội chứng thường có phản ứng lo sợ quá mức khi tiếp xúc với chó
  • Cảm giác sợ hãi, khủng hoảng, thôi thúc chạy trốn chiếm lấy tâm trí khi người bệnh đối diện với loài chó
  • Xuất hiện trạng thái hoảng loạn, lo âu quá mức, thôi thúc chạy trốn được thể hiện khi gặp chó. Đồng thời người mắc cũng xuất hiện các hiện tượng sinh lý như run rẩy, tăng huyết áp, toát mồ hôi, nhịp thở ngắn, tim đập nhanh, tìm cách bỏ chạy, la hét. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể trở nên mất kiểm soát hành vi của bản thân thậm chí là ngất xỉu.
  • Chứng sợ chó nghiêm trọng còn có thể khiến người mắc sợ hãi tiếng sủa, tiếng gầm gừ mặc dù những tiếng động này không thể gây hại cho người bệnh.
  • Không dám suy nghĩ và luôn tìm mọi cách để tránh phải tiếp xúc với chó.
  • Người mắc chứng sợ chó có thể gặp ác mộng, mơ thấy bị chó rượt đuổi hoặc lặp lại những hình ảnh bị tấn công trong quá khứ.
  • Có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, phát triển thành tâm lý thù ghét và phản ứng quá khích khi đối diện với loại động vật này.

Các biểu hiện của hội chứng thể xảy ra với mọi loại chó, dù là chó to hay nhỏ. Trên thực tế, người mắc chứng sợ chó hoàn toàn có thể ý thức được nỗi sợ vô lý của bản thân, tuy nhiên lại không thể kiểm soát được những cảm xúc khi nhìn thấy loài động vật này.

Phương pháp điều trị chứng sợ chó

Để điều trị chứng sợ chó, các chuyên gia sẽ thông qua tiền sử bệnh lý, cảm xúc hay những sự kiện trong quá khứ để xác định mức độ của bệnh và có các chỉ định điều trị khác nhau. Tâm lý trị liệu là liệu pháp có thể giúp ích đối với những người mắc chứng sợ chó quá mức.

Điều trị tâm lý là liệu pháp hàng đầu trong việc cải thiện hội chứng sợ chó nhằm kiểm soát được nỗi lo âu quá mức của họ. Mục tiêu của điều trị là gỡ bỏ những ám ảnh từ quá khứ, thay đổi nhận thức của người bệnh với loài chó. Từ đó nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống.

Trong đó, liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp tiếp xúc là hai liệu pháp được sử dụng phổ biến và mang đến hiệu quả cao trong điều trị.

Liệu pháp tiếp xúc

Người mắc hội chứng sẽ được thực hành tương tác với những đồ vật mà họ sợ hãi ở đây cụ thể là chó. Khi tương tác nhiều với với tác nhân gây lo âu sẽ giúp cơ thể làm quen và loại bỏ dần những phản ứng quá khích.

Chứng sợ chó (Cynophobia) là gì? Nguyên nhân và biểu hiện

>>>>>Xem thêm: Ưu nhược điểm khi siêu âm sỏi niệu quản

Trong liệu pháp cảm xúc, người bệnh sẽ được tiếp xúc từ từ với chó

Ban đầu, người bệnh trị liệu bằng cách tiếp xúc với những vật gây kích thích nhẹ như chương trình có hình ảnh chó hoặc quan sát chó từ xa. Sau đó, mức độ tương tác sẽ dần tăng lên, người bệnh sẽ được tiếp xúc trực tiếp với chó ở khoảng cách gần.

Liệu pháp nhận thức – hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi nhấn mạnh việc rèn luyện lại bộ não và điều chỉnh lại những trải nghiệm tiêu cực. Bác sĩ sẽ hỗ trợ người bệnh tìm ra những tác nhân ảnh hưởng đến nỗi sợ, từ đó người bệnh sẽ tự đánh giá lại nhận thức của bản thân.

Liệu pháp này thường được kết hợp với liệu pháp tiếp xúc, thôi miên và tưởng tượng để trải nghiệm lại sự cố trong quá khứ từ đó học cách đối diện và giải quyết nỗi sợ từ trong lòng.

Mục tiêu của liệu pháp nhận thức hành vi là phát triển ý thức kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc đồng thời tự tin vào khả năng xử lý các tình huống khó khăn.

Chứng sợ chó là một hội chứng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Khi phát hiện mắc hội chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị bằng các liệu pháp thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *