Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Chẩn đoán và điều trị bệnh

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh với tỷ lệ mắc vào khoảng 1/1000 trẻ. Vậy cụ thể bệnh lý niệu quản sau tĩnh mạch chủ là gì? Điều trị bệnh lý trên như thế nào?

Bạn đang đọc: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Chẩn đoán và điều trị bệnh

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ được hình thành do sự bất thường tại tĩnh mạch chủ dưới trong thời kỳ phát triển phôi thai. Tìm hiểu về bệnh lý trên, giúp phát hiện sớm bệnh, phân biệt được với một số bệnh lý thường gặp khác từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ là gì ?

Theo giải phẫu, hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: Hai thận có nhiệm vụ lọc bài tiết và nước tiểu, hai niệu quản có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận đổ xuống bàng quang, một bàng quang để tích trữ nước tiểu và một niệu đạo có vai trò đào thải nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.

Đối với người bình thường, niệu quản là ống dài nối với thận ở vị trí đài bể thận, chảy dọc ở phía ngoài tĩnh mạch chủ dưới sau đó bắt chéo đi qua bó mạch chậu rồi nối với bàng quang.

Trong bệnh lý niệu quản sau tĩnh mạch chủ hay niệu quản quanh tĩnh mạch chủ, niệu quản sẽ không nằm theo vị trí giải phẫu bình thường mà lại đi vào trong bắt chéo phía sau và uốn xung quanh tĩnh mạch chủ. Sau đó, niệu quản vòng ra ngoài ở phía trước tĩnh mạch chủ để trở lại đường đi bình thường của nó.

Dựa vào phương pháp chẩn đoán bằng chụp UIV, niệu quản sau tĩnh mạch chủ được chia làm 2 loại bao gồm:

  • Loại 1: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ loại 1 hay còn gọi là loại vòng thấp là loại thường gặp với tỷ lệ khoảng 90% số ca. Ở loại 1, điểm bị tắc nghẽn ở niệu quản ngang với đốt sống lưng thứ 3 với hình ảnh điển hình trên phim chụp UIV giống với hình chiếc kèn saxophone. Điểm tắc nghẽn loại này có khoảng cách với bờ bên phải của tĩnh mạch chủ ở vị trí ngang mức đốt sống thắt lưng L3.
  • Loại 2: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ loại 2 hay còn gọi là vòng cao, loại này ít gặp hơn so với loại 1. Ở loại 2 vị trí bị tắc nghẽn ở trên cao với hình ảnh trên phim UIV giống hình lưỡi liềm.

Biểu hiện của niệu quản sau tĩnh mạch chủ

Niệu quản quấn quanh tĩnh mạch chủ dưới khiến cho tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép, gây nên tình trạng tắc nghẽn niệu quản trên, cản trở sự lưu thông của nước tiểu, nước tiểu bị ứ đọng dẫn đến ứ nước thận, giãn đài bể thận.

Đây là bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp với các triệu chứng xuất hiện khá muộn, thường không biểu hiện triệu chứng cho đến độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn nước tiểu, một số các biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Hormone GH là gì? Những ai cần được điều trị bằng hormone GH?

Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Chẩn đoán và điều trị bệnh

>>>>>Xem thêm: Vòi trứng thông hạn chế: Nguyên nhân gây khó mang thai

Đau hạ sườn phải là triệu chứng thường gặp của bệnh lý niệu quản sau tĩnh mạch chủ
  • Đau hạ sườn phải: Xuất hiện trong khoảng 70% người mắc bệnh, từ đau ít cho đến đau dai dẳng, âm ỉ, dữ dội tùy theo bản chất và mức độ tắc nghẽn của niệu quản.
  • Đái máu, đái máu vi thể hoặc đại thể có thể xuất hiện trong khoảng 20% trường hợp mắc bệnh.
  • Có thể kèm theo rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần kèm với các biểu hiện như sốt cao, bạch cầu tăng, bạch cầu niệu.

Các triệu chứng của bệnh lý niệu quản sau tĩnh mạch chủ cũng khá nghèo nàn và không đặc hiệu, thường nhầm lẫn với bệnh lý thận – tiết niệu nói chung. Hầu hết, các triệu chứng trên chỉ xuất hiện trong khoảng 20% trường hợp mắc bệnh, do đó chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các đặc điểm cận lâm sàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *