Tình trạng nổi hạch ở háng thường gây phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Nhiều người không khỏi lo lắng và tìm cách trị nổi hạch ở háng tại nhà. Dưới đây là những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị nổi hạch ở háng mà bạn có thể tham khảo.
Bạn đang đọc: Cách trị nổi hạch ở háng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch ở háng và cách trị nổi hạch ở háng tại nhà. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Contents
Nguyên nhân nổi hạch ở háng
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến hạch nổi lên ở khu vực háng. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến gồm:
Nhiễm trùng
- Nhiễm nấm: Do sự phát triển quá mức của nấm Candida ở âm đạo hoặc dương vật.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.
- Viêm mô tế bào: Gây viêm da, gây sưng, nóng, đỏ và đau vùng bị viêm.
- Viêm bao quy đầu: Kích ứng vùng da trên bao quy đầu và đầu dương vật.
- Viêm tuyến tiền liệt: Sưng tuyến tiền liệt do nhiễm trùng hoặc chấn thương do vi khuẩn.
- Viêm bàng quang: Thường do nhiễm trùng tiểu gây ra.
- Mụn rộp sinh dục: Triệu chứng ban đầu giống như cúm và sưng hạch bạch huyết ở khu vực bẹn trước khi phát triển thành mụn nước sinh dục.
- Bệnh lậu và giang mai: Các bệnh lậu và giang mai lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra tiết mủ và đau khi đi tiểu.
- HIV: Virus ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, có thể gây sưng hạch bạch huyết.
Ung thư
Mặc dù hiếm nhưng nổi hạch ở khu vực háng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Ung thư ở vùng lưng, xương chậu và chi dưới có thể di căn đến hạch bạch huyết ở khu vực này, chẳng hạn như ung thư hắc tố, tinh hoàn, buồng trứng.
Vắc-xin, thuốc
Một số loại vắc-xin và thuốc có thể gây phản ứng nổi hạch vùng háng như sởi, quai bị, rubella và nhiều loại khác.
Nguyên nhân khác
Những rối loạn suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng cũng có thể gây ra hạch nổi ở khu vực háng, bao gồm bệnh tăng bạch cầu đơn nhân và bệnh thủy đậu.
Cách trị nổi hạch ở háng tại nhà
Lô hội
Không chỉ là một loại thuốc mỡ bôi da tuyệt vời, lô hội còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn hoàn toàn tự nhiên, đây có thể được xem như biện pháp tham khảo cho cách trị nổi hạch ở háng tại nhà hiệu quả.
Nhẹ nhàng thoa một ít gel lô hội lên vùng da trên các hạch bạch huyết để giảm đau nhanh chóng, các bước thực hiện như sau:
- Lấy một miếng lô hội và bóp gel của nó ra ngón tay;
- Xoa gel lên da, lên các hạch bạch huyết;
- Che các khu vực bằng vải hoặc gạc y tế;
- Đợi khoảng 25 phút thì gỡ bỏ lớp phủ;
- Lặp lại quá trình này hai hoặc ba lần mỗi tuần.
Giấm táo
Giấm táo có hiệu quả chống lại các bệnh nhiễm trùng khắp cơ thể, khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho tình trạng sưng hạch bạch huyết ở háng. Người bệnh có thể uống giấm táo mỗi ngày bằng cách trộn một thìa giấm táo và một ít mật ong vào một cốc nước ấm. Uống hai lần một ngày, vào bữa sáng và trước khi đi ngủ.
Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu là chất chống viêm và giảm đau giúp thúc đẩy lưu lượng máu và loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể bạn. Các bước thực hiện như sau:
- Thoa một lớp dầu thầu dầu mỏng lên vùng da trên các hạch bạch huyết và massage nhẹ nhàng.
- Làm ướt khăn bằng nước nóng, sau đó vắt khô để khăn ấm và ẩm.
- Đắp miếng vải này lên vùng da vừa thoa dầu thầu dầu trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Rửa sạch da bằng nước ấm.
- Lặp lại hai lần mỗi ngày trong một tuần hoặc cho đến khi bạn nhận thấy sự cải thiện.
Dầu dừa
Giống như lô hội, dầu dừa là một loại thuốc bôi da phổ biến và thực sự có nhiều đặc tính hữu ích khác.
Ngoài ra còn có nhiều cách để bạn có thể sử dụng loại thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus tuyệt vời này, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị linh hoạt tại nhà.
- Đun nóng dầu dừa cho đến khi ấm nhưng không quá nóng.
- Sau khi đảm bảo rằng nó đủ nóng, có thể chạm vào, hãy nhẹ nhàng xoa bóp dầu dừa ấm vào vùng da phía trên các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng.
- Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn cũng có thể nuốt một thìa dầu dừa nguyên chất không pha loãng hàng ngày.
Tỏi
Tỏi là một phương pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể tìm thấy ở hầu hết các nhà bếp. Đây cũng là một trong những lựa chọn đơn giản nhất hiện có, bởi vì, trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần kết hợp tỏi vào chế độ ăn uống thông thường của mình bằng cách thêm tỏi nghiền vào bữa ăn hàng ngày của bạn hoặc ăn một vài tép sống mỗi ngày.
Nếu cách này không hiệu quả, bạn có thể nhẹ nhàng chà dầu tỏi lên vùng bị ảnh hưởng trong vài phút, hai lần mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?
Húng quế và quế
Húng quế và quế, hai loại nguyên liệu tiêu chuẩn ở nhà bếp mà bạn có thể tìm thấy trên hầu hết các kệ đựng gia vị, kết hợp với nhau để tạo ra một phương pháp điều trị sưng hạch bạch huyết tại nhà tuyệt vời.
- Đun sôi nước;
- Thêm hai thìa cà phê húng quế và quế vào, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút;
- Lọc qua rây để loại bỏ húng quế và quế;
- Từ từ nhấm nháp một tách hỗn hợp này, giống như bạn uống một tách trà nóng;
- Lặp lại ba lần mỗi ngày cho đến khi các hạch bạch huyết ở háng thuyên giảm.
Trà hoa cúc
Một dược liệu phổ biến khác trong trà giúp chống sưng tấy hạch bạch huyết là hoa cúc. Mặc dù sử dụng hoa tươi là lý tưởng, nhưng túi trà hoa cúc cũng có thể có hiệu quả nếu bạn không có sẵn hoa tươi.
- Đổ đầy nước nóng vào tách trà;
- Thêm hoa cúc (hoặc túi trà) vào;
- Để trà ngâm trong sáu phút, nên sử dụng cốc giữ nhiệt;
- Có thể thêm mật ong để tăng cường tác dụng.
- Cố gắng uống hai hoặc ba cốc mỗi ngày, hoặc cho đến khi bạn thấy có kết quả.
Mật ong
Mật ong là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp, mật ong có thể làm giảm sưng tấy các tuyến bạch huyết. Người bệnh có thể thử dung dịch nói trên với nước cốt chanh, thêm một thìa vào ly trà hàng ngày hoặc chỉ cần nuốt hai thìa mật ong nguyên chất hai lần một ngày.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể massage mật ong thô vào vùng da phía trên các hạch bị sưng. Để yên trong 15 phút, sau đó rửa sạch. Lặp lại hai lần mỗi ngày. Hoặc bạn có thể uống một cốc nước ấm pha với một thìa mật ong mỗi ngày.
Massage nhẹ nhàng
Rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà được đề cập trong bài viết này liên quan đến việc xoa bóp các loại dầu, gel vào vùng bị nổi hạch.
Tuy nhiên, nếu bạn không có sẵn bất kỳ loại nguyên liệu nào, chỉ cần mát-xa đơn giản là đủ. Massage nhẹ nhàng là một cách tuyệt vời để kích thích lưu lượng máu và giảm căng thẳng trong khi người bệnh đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng. Dùng ngón tay xoa nhẹ vùng da xung quanh hạch bạch huyết bị sưng tấy trong khoảng 10 phút và lặp lại nhiều lần mỗi ngày, làm hai hoặc ba ngày một tuần.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý bạn top 5 thực phẩm giúp giảm béo bụng siêu tốc
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Một số hạch bạch huyết bị sưng có dấu hiệu thuyên giảm và cải thiện về trạng thái bình thường khi được chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng hoặc nếu hạch bạch huyết có những triệu chứng sau:
- Xuất hiện không có lý do rõ ràng;
- Tiếp tục sưng to hoặc đã hiện diện trong hai đến bốn tuần;
- Cảm thấy cứng hoặc như cao su, không di chuyển khi ấn vào chúng;
- Kèm theo sốt dai dẳng, đổ mồ hôi về đêm hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có được những thông tin về cách trị nổi hạch ở háng tại nhà. Đồng thời hiểu được nguyên nhân gây bệnh để theo dõi, chăm sóc bệnh hiệu quả và phòng ngừa về sau. Ngoài ra cần thăm khám bác sĩ nếu tình trạng nổi hạch ở háng kéo dài, không thuyên giảm và đặc biệt không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc hay kháng sinh nào mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.