Không giống như nhiều bệnh ung thư khác, Hodgkin tuy biểu hiện cấp tính nhưng có tỉ lệ chữa khỏi khá cao nếu được can thiệp kịp thời bằng việc kết hợp hóa trị, xạ trị và cấy ghép tủy xương.
Bạn đang đọc: Bệnh Hodgkin và những thông tin quan trọng nhất
Hội chứng bệnh Hodgkin là một dạng ung thư xảy ra ở hệ bạch huyết với các dấu hiệu điển hình: Nổi hạch, sốt, giảm cân,… Mặc dù có tính chất ác tính nhưng bệnh lý này có khả năng đáp ứng điều trị và cho tiên lượng rất tốt với tỉ lệ sống sót qua 5 năm đạt trung bình 87% ở tất cả các giai đoạn.
Contents
Bệnh Hodgkin là gì?
Đây là dạng u lympho ác tính phát sinh ở hệ bạch huyết. Chúng có thể xuất hiện ở đủ mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là giai đoạn 20 – 35 và sau tuổi 55.
Cùng với u lympho không Hodgkin, đại diện đang xét là một trong hai loại ung thư thường thấy ở hệ bạch huyết. Tuy nhiên, chúng có tính phổ biến cao hơn và khả năng đáp ứng điều trị cũng tốt hơn hẳn. Theo đó, rất nhiều trường hợp mắc bệnh trên thế giới và tại Việt Nam đã được chữa khỏi hoàn toàn, kể cả khi họ phát hiện bệnh trong giai đoạn muộn.
Khảo sát cho thấy dạng ung thư hạch này thường có mối tương quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ sau:
- Độ tuổi: Như đã nhắc đến ở trên, bệnh thường bắt gặp ở độ tuổi trưởng thành (20 – 35) và trong giai đoạn trung niên (từ 55 trở lên).
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc bệnh thì tỉ lệ xuất hiện ở những người cùng huyết thống sẽ cao hơn mức sàn chung.
- Giới tính: Nam giới dễ bị bệnh hơn nữ giới.
- Tác động của virus Epstein-Barr: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người bị nhiễm virus Epstein-Barr sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người chưa từng nhiễm tác nhân gây hại này.
Triệu chứng điển hình
Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
- Phì đại hạch ở vùng nách, háng hoặc ngực nhưng hiếm khi kèm đau đớn;
- Sốt kéo dài không rõ nguyên do;
- Sụt cân đột ngột chỉ sau thời gian ngắn;
- Mệt mỏi đi kèm suy kiệt tinh thần;
- Nổi mẩn ngứa nhiều vùng trên cơ thể;
- Các triệu chứng thường nặng nề hơn khi uống rượu (sưng đau hạch, ngứa nhiều,…).
Nguyên nhân phát sinh
Ở thời điểm hiện tại, giới y khoa vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý này mà tất cả đều nằm ở giả thuyết. Tuy nhiên phần đa các nhà nghiên cứu vẫn nghiêng hẳn về quan điểm đột biến gen xảy ra ở bạch huyết bào.
Theo đó, khi phát sinh rối loạn di truyền này, tế bào đột biến tăng sinh nhanh chóng. Chính vì vậy mà làm xuất hiện một lượng lớn tế bào lympho lớn bất thường. Chúng tồn ứ trong hệ bạch huyết và áp đảo hoàn toàn các tế bào khỏe mạnh. Từ đó biểu hiện ra bên ngoài bằng hàng loạt các dấu hiệu có tính chỉ điểm cao như: Sốt, sưng hạch, giảm cân, phát ban,…
Các phương pháp chẩn đoán
Mục đích của việc chẩn đoán là xác định chính xác bản chất và giai đoạn của bệnh. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Thăm khám thực thể: Quan sát và sờ nắn vùng hạch bạch huyết bị phì đại, kiểm tra xem gan và lách có bị sưng lên không.
- Xét nghiệm máu: Được dùng để tìm kiếm các dấu ấn của bệnh ung thư đang xét.
- Sinh thiết hạch: Dò tìm các tế bào bất thường (Reed-Sternberg) trong hạch sưng tấy.
- Xét nghiệm hình ảnh: Để nhận diện thêm các dấu hiệu khác của bệnh trong các cơ quan nội tạng. Các xét nghiệm thường dùng bao gồm: Chụp CT, chụp X-Quang, chụp cắt lớp phát xạ positron.
- Sinh thiết tủy xương: Nhận diện sự khu trú của các tế bào ung thư hạch ở cơ quan này.
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên lưỡi có ăn được không?
Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá được giai đoạn bệnh của từng đối tượng thăm khám. Cụ thể, diễn tiến của bệnh lý này được chia làm 4 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư chỉ định vị ở một vùng hạch hoặc một cơ quan duy nhất trong cơ thể.
- Giai đoạn II: Tế bào ung thư xuất hiện ở vài vùng hạch hoặc di căn tới một cơ quan lân cận nhưng yếu tố nguy cơ này vẫn nằm trong giới hạn trên hoặc dưới cơ hoành.
- Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã phát tán xa khỏi điểm khởi phát, xuất hiện ở cả phía trên và dưới cơ hoành. Chúng cũng có thể xâm lấn một phần hoặc cả một cơ quan nằm “sát sườn” với nhóm hạch bạch huyết di căn hoặc phát triển âm thầm trong lá lách.
- Giai đoạn IV: Là giai đoạn nặng nhất của bệnh, lúc này tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Những nội tạng bị ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất là phổi, gan và xương.
Cách thức can thiệp
Trong điều trị bệnh lý đang xét, các chuyên gia y tế thường hướng tới 3 mục tiêu: Giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và chữa khỏi hoàn toàn. Tùy từng đối tượng và giai đoạn bệnh mà bác sĩ có thể đặt ra 1, 2 hoặc cả 3 mục tiêu trên. Và để hiện thực hóa điều đó thì người bệnh sẽ được sử dụng phối hợp các phương pháp điều trị sau:
Hóa trị
Bản chất của phương pháp này là dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ác. Thuốc sẽ được dẫn vào cơ thể bệnh nhân qua con đường truyền tĩnh mạch. Với bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn đầu, hóa trị sẽ được dùng kết hợp với xạ trị trong thời gian sau đó còn với bệnh nhân đã ở giai đoạn tiến triển thì chúng thường được dùng đơn độc.
Khi sử dụng liệu pháp hóa trị, người bệnh phải đối diện với nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nôn ói, đau đớn, suy kiệt thể chất. Về lâu dài, chúng còn tiềm ẩn nhiều biến chứng như tổn thương phổi, tim hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách thì các yếu tố rủi ro sẽ giảm đi thấy rõ và làm tăng đáng kể cơ hội sống sót của người bệnh.
Xạ trị
Như đã nhắc qua ở phần trên, xạ trị thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn đầu và được can thiệp ngay sau điều trị bằng hóa chất. Trong phương pháp này, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng chùm tia sáng có mức năng lượng cao (X, proton) để hủy hoại tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của chúng.
Khi điều trị bằng tia sáng có mức năng lượng cao thì tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lên phác đồ can thiệp trong 5 – 7 ngày, một số ca có thể lên tới 2 tuần. Thời gian cho mỗi lần xạ trị thường kéo dài khoảng nửa tiếng.
Rụng tóc và đỏ da là hai tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp điều trị này. Ngoài ra có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm ở cơ quan tim mạch, vú, hệ sinh dục,… nhưng với xác suất cực thấp.
Ghép tủy
Ghép tủy xương (cấy ghép tế bào gốc tạo máu) là phương pháp can thiệp đích được đánh giá rất cao trong điều trị ung thư hạch. Tuy nhiên, chi phí ghép tủy thường khá tốn kém nên khó áp dụng đại trà.
>>>>>Xem thêm: Chích áp xe tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?
Khi tiến hành, bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc có trong tủy xương của người bệnh để sửa lỗi sai hỏng, lưu trữ trong môi trường lạnh. Tiếp đến bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hóa, xạ trị liều cao nhằm loại bỏ tối đa các tế bào ung thư khu trú. Cuối cùng tế bào gốc đã được điều chỉnh sẽ được truyền trở lại vào tĩnh mạch người bệnh để tạo nên tủy xương khỏe mạnh. Từ đó, các tế bào lympho khỏe mạnh cũng được sản sinh và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Sau khi tham khảo bài viết, hẳn bạn đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng xoay quanh bệnh Hodgkin. Và hãy dõi theo KenShin để tiếp cận thêm nhiều nội dung bổ ích liên quan đến các kiến thức y khoa bạn nhé!