Hạnh nhân là một loại hạt giàu chất dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại hạt này, đặc biệt là người bị dị ứng hạnh nhân. Vậy triệu chứng của dị ứng hạnh nhân là gì? Cần làm gì khi bị dị ứng hạnh nhân?
Bạn đang đọc: Triệu chứng của dị ứng hạnh nhân là gì? Cần làm gì khi bị dị ứng hạnh nhân?
Trong các loại hạt dinh dưỡng, hạnh nhân có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với loại hạt này, thậm chí có không ít người bị dị ứng hạnh nhân dù chỉ ăn với một lượng nhỏ. Vậy triệu chứng dị ứng hạnh nhân là gì? KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích trên để giải đáp những thắc mắc trên.
Contents
Triệu chứng dị ứng hạnh nhân là gì?
Dị ứng các loại hạt nói chung và dị ứng hạnh nhân nói riêng đều có thể xảy ra ở ở trẻ em cũng như người lớn, tuy nhiên thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Nếu bị dị ứng hạnh nhân thì dù chỉ ăn với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, khi đã có triệu chứng dị ứng hạnh nhân hay bất kỳ loại hạt nào khác, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên thận trọng hoặc tốt nhất là không nên ăn chúng.
Những triệu chứng dị ứng hạnh nhân có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Tình trạng sưng tấy, phát ban các chi: Đây là những triệu chứng ở mức độ nhẹ thường gặp ở các trường hợp dị ứng hạnh nhân. Đối với tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu nhằm giúp giảm triệu chứng phát ban trên da. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chườm lạnh để làm dịu những vùng da xảy ra phản ứng dị ứng.
- Xảy ra một số triệu chứng ở mũi, mắt hay cổ họng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi liên tục, chảy nước mắt hoặc đau ngứa họng.
- Một đó trường hợp dị ứng hạnh nhân có thể gặp phải chứng rối loạn tiêu hoá khi thành phần gây dị ứng đi qua dạ dày và ruột. Phản ứng này thường diễn ra sau khi người bệnh đã ăn hạnh nhân khoảng vài giờ. Cụ thể hơn, người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn ói, dạ dày bị co thắt, Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, khó thở do phù nề hoặc thậm chí là bị hen suyễn dị ứng khiến đường thở bị co thắt lại, gây hạn chế luồng không khí trao đổi.
- Đối với những trường hợp dị ứng hạnh nhân nặng có thể bị sốc phản vệ, dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu phổ biến khi xảy ra sốc phản vệ là bệnh nhân bị khó thở nghiêm trọng kèm theo triệu chứng sưng nề, ngứa da mặt, nhịp tim và huyết áp thay đổi thất thường, vô cùng nguy hiểm.
Làm thế nào khi bị dị ứng hạnh nhân?
Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị tình trạng dị ứng hạnh nhân hay các loại hạt khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả cho người bệnh. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ dị ứng hạnh nhân, ban nên nhanh chóng xử trí theo các bước như sau:
- Trước hết, bạn hãy ngừng ngay việc sử dụng hạnh nhân, không nên tiếp tục ăn loại thực phẩm này khi đang nghi ngờ hạnh nhân là nguyên nhân gây dị ứng, đồng thời phòng tránh tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu các triệu chứng dị ứng hạnh nhân của người bệnh không thuyên giảm và đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Đối với những trường hợp có nghi ngờ sốc phản vệ với những triệu chứng như khó thở, nghẹt thở, mất ý thức thì người bệnh cần được hô hấp nhân tạo và tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Đồng thời, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng dị ứng hạnh nhân?
Dị ứng hạnh nhân hay bất kỳ loại hạt nào khác có thể gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, ý thức phòng ngừa các triệu chứng dị ứng hạnh nhân là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng bệnh tốt hơn, cụ thể như sau:
- Nếu bạn đã từng bị dị ứng với hạnh nhân hay bất kỳ loại hạt nào khác thì cách phòng bệnh tốt nhất là bạn nên tránh xa tiêu thụ các loại hạt, bởi có rất nhiều trường hợp không chỉ bị dị ứng với một loại hạt mà còn dị ứng với nhiều loại hạt khác.
- Bạn nên thận trọng với những món ăn bên ngoài hoặc các loại thức ăn lạ. Đồng thời nên thận trọng khi thưởng thức món ăn mới mà lần đầu được ăn. Mỗi khi đi ăn bên ngoài tại các quán xá, nhà hàng thì bạn nên nắm rõ về những nguyên liệu được sử dụng để chế biến món ăn để chắc chắn rằng bản thân sẽ không ăn phải các loại thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng cho mình.
- Nếu cơ thể bạn đã từng bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, bạn cũng nên thận trọng khi thử ăn một món mới. Hãy thử ăn từng chút một và lắng nghe cơ thể của mình. Tuyệt đối không nên ăn quá nhiều loại thức ăn mà bạn chưa từng ăn bao giờ trước đó để phòng ngừa tình trạng dị ứng nghiêm trọng với thức ăn.
- Những đối tượng đã từng bị dị ứng với bất kỳ thứ gì cũng nên chú ý đến vấn về an toàn thực phẩm. Theo đó, bạn nên lựa chọn những nguồn thực phẩm an toàn và có quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin thủy đậu có phải tiêm nhắc lại không? Phác đồ tiêm như thế nào?
Một số loại dị ứng thường gặp khác
Bên cạnh dị ứng hạnh nhân, một số loại dị ứng thường hay gặp phải có thể kể đến mà bạn nên biết như:
- Dị ứng đường hô hấp: Nhóm dị ứng này gồm có viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, dị ứng nấm mốc, dị ứng phấn hoa, dị ứng với bụi bẩn, dị ứng với thú cưng hay vật nuôi (chó, mèo…).
- Dị ứng thức ăn: Một số thực phẩm có thể dễ gây ra phản ứng dị ứng như dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng casein, dị ứng các loại hạt, dị ứng với động vật có vỏ, dị ứng với cá, dị ứng với những thực phẩm chứa sulfite, dị ứng với đậu nành…
- Dị ứng da: Bao gồm dị ứng với ánh nắng mặt trời, dị ứng với mỹ phẩm, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, dị ứng với cây thường xuân độc, dị ứng với niken, dị ứng với vết cắn của côn trùng…
- Dị ứng với thành phần của thuốc như dị ứng penicillin, dị ứng với aspirin (salicylate)…
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?
Trên đây là những thông tin về triệu chứng thường gặp khi dị ứng hạnh nhân hay bất kỳ loại hạt nào. Để phòng tránh hiệu quả nhất tình trạng dị ứng hạnh nhân, bạn nên tránh sử dụng hạnh nhân và các loại hạt khác để bảo vệ tốt cho sức khỏe. Hãy theo dõi trang web của KenShin để cập nhật những thông tin về sức khỏe và làm đẹp nhanh nhất.