Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

Dây thần kinh gian cốt sau còn được gọi là dây thần kinh quay ít khi bị chèn ép mãn tính nhưng vẫn có thể gặp các tổn thương chèn ép cấp tính. Một trong số đó là hội chứng thần kinh gian cốt sau. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hội chứng này là gì?

Bạn đang đọc: Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

Hội chứng thần kinh gian cốt sau còn gọi là hội chứng đường hầm xương quay hay bệnh dây thần kinh quay làm suy giảm sức mạnh và khả năng vận động của đôi tay, làm suy giảm đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về hội chứng đường hầm xương quay. Từ đó, giúp bạn có thể thông tin và kiến thức để phòng ngừa, giảm tác động của bệnh.

Thần kinh gian cốt sau là gì và có chức năng gì?

Trong giải phẫu, dây thần kinh gian cốt sau còn gọi là dây thần kinh quay là nhánh cuối và lớn nhất của bó sau đám rối thần kinh cánh tay. Dây thần kinh này được hợp bởi các sợi thần kinh từ rễ C6, C7, C8 và có thể cả T1. Nó nối dài từ hõm nách xuống phần khuỷu tay rồi tiếp tục phân ra thành nhiều nhánh nhỏ gồm: Nhánh dưới da bên cánh tay, nhánh dưới da cánh tay, nhánh sau cẳng tay, nhánh ở vị trí đầu hay cuối các dây thần kinh gian cốt sau. Dây thần kinh gian cốt sau có các chức năng chính gồm:

Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

Hình ảnh mô phỏng vị trí của dây thần kinh gian cốt sau

Điều phối hoạt động của các cơ duỗi và ngửa ở cẳng tay, cánh tay

Các dây thần kinh gian cốt sau có các nhánh nhằm cung cấp thông tin cho cơ bắp của cẳng tay sau. Cơ tam đầu ở sau cánh tay và cơ duỗi ở sau cẳng tay là nhóm cơ chính được cung cấp thông tin bởi dây thần kinh gian cốt sau. Các cơ này giúp mở rộng các khớp cổ tay, khớp ngón tay và giúp chống đỡ cẳng tay. Những người có dây thần kinh gian cốt sau bất thường có thể gặp tình trạng yếu các cơ này và xuất hiện các triệu chứng như rớt cổ tay. Rớt cổ tay là tình trạng các cơ sau cẳng tay không hỗ trợ được cổ tay nên cổ tay người bệnh sẽ ở tư thế uốn cong.

Cung cấp thông tin cảm giác cho mặt sau cẳng tay, nửa ngoài mu bàn tay, cánh tay

Dây thần kinh gian cốt sau sẽ cung cấp các thông tin cảm giác cho cẳng tay, nửa ngoài mu bàn tay, cánh tay. Các dây thần kinh khác làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cảm giác cho các bộ phận khác của hai tay. Dây thần kinh gian cốt sau cũng truyền tải các thông tin về cảm giác đã trải qua ở cực trên cho não. Các nhánh của dây thần kinh gian cốt sau truyền tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương mới giúp cơ thể cảm nhận được các loại cảm giác mà đôi tay tiếp nhận được. Ở những người có chức năng dây thần kinh gian cốt sau gặp vấn đề sẽ có triệu chứng tê ngứa ở mu bàn tay, cẳng tay hoặc cánh tay.

Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

Người bệnh gặp triệu chứng rớt cổ tay

Triệu chứng của hội chứng thần kinh gian cốt sau

Hội chứng thần kinh gian cốt sau thường có triệu chứng lâm sàng gồm:

  • Cảm giác đau nhức ở mặt ngoài khuỷu tay hoặc đau ở cẳng tay. Cơn đau kéo dài dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi.
  • Cảm giác đau cẳng tay hay mặt ngoài khuỷu tay có xu hướng gia tăng sau khi người bệnh thực hiện các hoạt động như: Nâng, xách vật nặng, duỗi khuỷu tay quá mức, xoay hay uốn cong cổ tay, chơi các môn thể thao cần vận động đôi tay nhiều, làm các công việc dùng đến đôi tay liên tục trong thời gian dài.
  • Tay tê bì, khó co duỗi các khớp ngón tay, cổ tay, cánh tay sau khi tì đè trong thời gian dài lên một bề mặt cứng. Thường gặp nhất là tì đè tay khi ngủ sâu hoặc khi say rượu lên mặt bàn hay mặt sàn cứng.

Hội chứng thần kinh gian cốt sau nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển theo thời gian. Khi đó, các cơ cẳng tay hay khả năng chống đỡ của cổ tay đều bị suy yếu. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cầm nắm, nâng đỡ các đồ vật. Khi các cơn đau kéo dài hơn và nghiêm trọng hơn, người bệnh cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ và suy giảm sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin Cúm cho trẻ có bị sốt không? Biện pháp phòng bệnh Cúm cho trẻ

Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?
Chất lượng cuộc sống suy giảm khi hội chứng này trở nặng

Nguyên nhân gây hội chứng thần kinh gian cốt sau

Trong giải phẫu, dây thần kinh quay bắt nguồn từ đám rối thần kinh cánh tay, đi qua rãnh nhị đầu ngoài. Ở đây, nó phân thành nhánh nông và nhánh sâu. Trong đó, nhánh sâu chính là dây thần kinh gian cốt sau. Có một khoảng trống cỡ 5cm ở vị trí mặt sau cẳng tay, kéo dài từ khớp lồi cầu quay đến đầu gần cơ ngửa gọi là đường hầm xương quay. Khi dây thần kinh gian cốt sau đi qua khu vực đường hầm xương quay, chúng sẽ được bao bọc bởi dây chằng và cơ. Khi có yếu tố gây áp lực khiến dây thần kinh gian cốt sau bị chèn ép sẽ dẫn đến hội chứng thần kinh gian cốt sau.

Ngoài nguyên nhân trên, các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này như:

  • Các hoạt động chuyển động ở tay được lặp đi lặp lại nhiều lần như đánh máy tính, chơi cầu lông, chơi bóng chuyền,…
  • Dùng tay thực hiện các động tác đẩy và kéo liên tục.
  • Có chấn thương mạnh tác động trực tiếp lên mặt ngoài khuỷu tay và cẳng tay.
  • Có hành động uốn cong quá mức cẳng tay.

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng này như:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nam giới.
  • Người trong độ tuổi 30 – 50 là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn những nhóm tuổi khác.
  • Những người có cánh tay, cổ tay yếu và kém linh hoạt.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường cũng dễ bị các bệnh liên quan đến dây thần kinh gian cốt sau.
  • Người bị viêm dây thần kinh gian cốt sau nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ dẫn đến hội chứng này.
  • Những bệnh nhân bị suy tuyến giáp, cánh tay bị sưng, cánh tay bị chảy dịch, có các khối u hay nang ở vùng cánh tay,… cũng đều có nguy cơ mắc hội chứng liên quan đến dây thần kinh gian cốt sau cao hơn những người khác.

Hội chứng thần kinh gian cốt sau là gì? Có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết nội nhãn sau chấn thương: Biểu hiện và nguyên tắc điều trị

Sử dụng cánh tay, cẳng tay liên tục dễ gây hội chứng thần kinh gian cốt sau

Điều trị hội chứng thần kinh gian cốt sau thế nào?

Có những bệnh nhân mắc hội chứng này tự khỏi trong vòng vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì không được điều trị đúng cách và kịp thời mà các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng. Một số phương pháp đang được các bác sĩ áp dụng để chữa trị hội chứng liên quan đến dây thần kinh gian cốt sau như:

  • Nếu dây thần kinh gian cốt sau bị tổn thương do chấn thương hoặc viêm cần điều trị phục hồi sớm bằng các loại thuốc như: Thống chống viêm, tiêm corticosteroid, thuốc kháng sinh.
  • Bệnh nhân điều trị bằng thuốc không có kết quả có thể được chỉ định phẫu thuật cắt đầu nông cơ ngửa để giải phóng các áp lực chèn ép lên dây thần kinh gian cốt sau.
  • Các bài tập vật lý triệu liệu có thể hữu ích trong việc tăng độ linh hoạt của các khớp, các cơ và tăng sức mạnh chống đỡ của cổ tay như: Bài tập cổ tay giúp cổ tay khỏe và to, kéo giãn cổ tay, ngửa cổ tay, căng cơ cổ tay,…

Hội chứng thần kinh gian cốt sau tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Thật may là chúng ta có thể phòng ngừa hội chứng này bằng cách hạn chế hoạt động cổ tay, cẳng tay quá mức, không nâng, xách, kéo đồ vật quá nặng, nếu có chấn thương ở tay cần điều trị sớm nhất có thể…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *