Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng tăng thông khí là tình trạng y tế liên quan trực tiếp đến chức năng hô hấp của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khía cạnh quan trọng của hội chứng này để chủ động chăm sóc sức khỏe của chính mình và của gia đình.

Bạn đang đọc: Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng tăng thông khí hay hội chứng tăng thông khí phổi là hiện tượng mất cân bằng của quá trình hít vào, thở ra. Khi mắc hội chứng này, người bệnh có xu hướng thở ra nhiều hơn hít vào dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, khó thở, tăng nhịp tim và một số triệu chứng nghiêm trọng khác.

Hội chứng tăng thông khí là gì?

Hội chứng tăng thông khí (Hyperventilation syndrome) là một dạng rối loạn hô hấp có tính nguy hiểm. Hội chứng này xảy ra khi mất cân bằng ở quá trình hít thở của con người. Cụ thể, người mắc hội chứng này có xu hướng thở ra nhiều hơn hít vào. Tình trạng này lặp lại liên tục sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn oxy. Kết quả là người bệnh sẽ gặp những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như khó thở, nhịp tim nhanh bất thường, hoa mắt chóng mặt,…

Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Hội chứng này gặp nhiều ở phụ nữ trẻ tuổi

Nguyên nhân gây hội chứng tăng thông khí

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này như:

Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe:

Một số bệnh lý được cho là nguyên nhân gây tăng thông khí như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ứ khí phổi, hen suyễn, giãn phế quản. Các chấn thương liên quan đến não bộ như tăng áp lực nội sọ, chấn thương sọ não, chấn thương vùng đầu cũng có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc hội chứng này.

Các vấn đề tâm lý

Tâm lý bất ổn được cho là một trong những nguyên nhân chính gây tăng thông khí. Khi một ai đó thường xuyên trong trạng thái lo âu, hoảng sợ, căng thẳng, nóng giận, họ sẽ có nguy cơ bị tăng thông khí cao hơn những người có tâm lý thoải mái.

Thuốc và chất kích thích

Hội chứng tăng thông khí đôi khi cũng gây ra do các chất kích thích bởi chúng có thể gây ra các rối loạn tâm lý hay các bệnh lý về hô hấp kể trên. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc hay việc dùng thuốc quá nhiều cũng có thể gây ra hội chứng này.

Các yếu tố khác

Các bác sĩ cũng cho biết một số tác nhân như: Ô nhiễm môi trường, người đang mang thai, người bị chảy máu nghiêm trọng, người bị đau đớn nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, nhiễm toan ceton cũng có thể là nguyên nhân gây tăng thông khí.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn không? Cần chuẩn bị những gì?

Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều liên quan đến hội chứng tăng thông khí

Cơ chế hình thành hội chứng tăng thông khí

Có nhiều nguyên nhân gồm cả các yếu tố thể chất và tinh thần đều là nguyên nhân dẫn đến tăng thông khí. Vì vậy, có thể tóm gọn lại cơ chế hình thành hội chứng này như sau:

  • Khi tâm lý bất ổn, rối loạn lo âu sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, gây thở nhanh, tăng không khí. Họ có thụ thể hóa học tăng nhạy cảm với CO2 nên cần tăng thở để đáp ứng với mức tăng CO2 dù rất nhỏ.
  • Bệnh nhân gặp các bệnh hô hấp cũng sẽ kích thích thụ thể gây tăng thông khí.
  • Nếu não bị tổn thương cũng có thể khiến kiểu thở bị biến đổi. Bệnh nhân sẽ gặp chứng thở ức chế, thở Biot, thở Cheyne-Stokes do trung tâm thông khí bị hủy hoại.
  • Người bị toan chuyển hóa cũng dễ gặp hội chứng tăng thông khí vì khi đó cơ thể phải nỗ lực thở nhanh để đào thải CO2 ra ngoài.
  • Cơ thể phụ nữ mang thai có nồng độ progesterone tăng cao hơn bình thường. Điều này kết hợp với estrogen sẽ khiến bà bầu dễ bị hạ oxy máu dẫn đến tăng thông khí.

Các biểu hiện của hội chứng tăng thông khí

Khi bị tăng thông khí, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Người bệnh thở nhanh, thở ra nhiều khí nhưng hít vào ít khí.
  • Hít vào ít hơn thở ra khiến người bệnh thiếu oxy và ngáp nhiều.
  • Xuất hiện cơn đau tức ngực có xu hướng gia tăng, lan rộng.
  • Người bệnh có cảm giác tức nghẹn như có vật gì mắc kẹt trong lồng ngực.
  • Người bị tăng thông khí cũng có thể bị sốt âm ỉ kéo dài hoặc sốt cao.
  • Những bệnh nhân này dễ bị rối loạn nhịp tim, thường là tim đập nhanh hơn bình thường.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu thường trực cũng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người bệnh.
  • Cảm giác tê bì, ngứa ngáy ở bàn tay và bàn chân. Đôi khi triệu chứng này cũng xảy ra ở miệng.
  • Khi bị tăng thông khí, bệnh nhân hay bị chóng mặt, choáng váng, tinh thần kém minh mẫn.
  • Một số triệu chứng khác có thể xảy ra mơ hồ, không gặp thường xuyên ở người mắc hội chứng tăng thông khí như: Hay ợ hơi, chướng bụng đầy hơi, ra mồ hôi, đau đầu, nhìn kém một bên, ngất xỉu, co giật…

Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Kết quả xét nghiệm HIV bao gồm những loại nào?

Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài hơn 30 phút

Điều trị và kiểm soát hội chứng tăng thông khí

Khi bị tăng thông khí, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần duy trì trạng thái tâm lý tích cực, ổn định, tránh lo âu, hoảng loạn.
  • Luyện tập hít thở sâu bằng mũi, hạn chế thở bằng miệng để giảm lượng khí thất thoát khỏi cơ thể. Nên giữ không khí trong phổi 5 giây rồi mới thở ra.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng để hỗ trợ hít thở dễ dàng.
  • Luyện tập thở bằng túi giấy sạch theo cách hít thở 12 lần trong túi giấy rồi lại hít thở 12 lần ở bên ngoài mỗi khi cơn rối loạn nhịp thở xuất hiện.
  • Các bài tập dưỡng sinh, bài tập yoga giúp điều hòa hơi thở sẽ vừa giúp họ làm chủ hơi thở, vừa thư giãn tinh thần.

Trong quá trình điều trị bệnh về lâu dài, các bác sĩ có thể chỉ định:

  • Dùng các nhóm thuốc để điều trị triệu chứng xuất hiện ở từng bệnh nhân. Việc dùng thuốc cần cân nhắc nhiều yếu tố như triệu chứng, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền của người bệnh.
  • Châm cứu cũng là biện pháp lành tính được áp dụng, đặc biệt với những bệnh nhân thường xuyên căng thẳng tinh thần.

Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do tăng thông khí. Tuy nhiên, không ít trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời khiến người bệnh nhiều lần ngất lịm hay co giật dữ dội. Rối loạn hít thở ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và khi tâm lý bị ảnh hưởng, các triệu chứng tăng thông khí càng nặng. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ có liên quan đến hội chứng tăng thông khí, chúng ta nên đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *