Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh chân voi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh tự ti về ngoại hình của mình. Vậy bệnh lý này có chữa khỏi được không và giải pháp nào đang được áp dụng hiệu quả hiện nay?

Bạn đang đọc: Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh chân voi diễn tiến khá âm thầm, người bệnh thường chỉ có thể phát hiện được khi thấy một bộ phận trên cơ thể to lên bất thường. Lúc này, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều và thường không đạt hiệu quả tối ưu. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh là yếu tố cần thiết, nhằm giúp phòng tránh, phát hiện và sớm có giải pháp xử lý kịp thời.

Bệnh chân voi là bệnh gì?

Bệnh chân voi là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng kích thước của một bộ phận nào đó trên cơ thể bị to lên quá mức bình thường. Giống như tên gọi, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở chân, tuy nhiên nhiều trường hợp cũng xảy ra ở tay hoặc bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này được y học xác định là do tình trạng tắc nghẽn của hệ bạch huyết, làm cho bạch huyết tích tụ quá mức một chỗ, khiến vùng da ở vị trí này dày lên rõ rệt. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nguy cơ cao ở những người sống trong khu vực ẩm thấp, có nhiều muỗi.

Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh chân voi có nguy cơ cao xảy ra ở vùng ẩm thấp, nhiều muỗi

Thông thường, trong thời gian đầu, cơ thể người bệnh gần như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, lúc này ở bên trong cơ thể, hệ miễn dịch bị suy giảm và đã rối loạn. Bệnh này bao gồm hai thể chính là thể cấp tính và thể mạn tính, mỗi thể được biểu hiện bởi các triệu chứng khác nhau như sau:

  • Thể cấp tính: Người bệnh sốt cao, bị viêm hạch lympho ở vùng bụng, hạch bạch huyết. Ở nam giới còn có thể bị viêm tinh hoàn.
  • Thể mạn tính: Các bộ phận như tay, chân, bộ phận sinh dục người bệnh sẽ gặp tình trạng giãn mạch bạch huyết. Ở nam giới còn có thể bị ứ đọng nước ở tinh hoàn.

Bệnh chân voi có chữa được không?

Để có lời giải đáp cho thắc mắc bệnh chân voi có chữa được không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu cơ chế hình thành bệnh lý này. Hầu hết các trường hợp bệnh chân voi đều do giun chỉ gây ra, loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết muỗi đốt và trú ngụ ở hệ bạch huyết. Sau khoảng 6 – 12 tháng, ấu trùng đó sẽ phát triển thành con giun trưởng thành, có khả năng làm tổn thương hệ bạch huyết. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thời gian mà chúng cư trú trong cơ thể lâu hơn thế, thậm chí lên đến 7 năm.

Điều đáng quan ngại hơn là trong thời gian giun chỉ sống trong cơ thể, chúng sẽ sản sinh ra hàng triệu cá thể khác và tiếp tục lây lan bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, vùng da tổn thương có thể bị bội nhiễm, cứng dần và dày lên. Không ít người vì bệnh này mà mất khả năng hoạt động hay lao động.

Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

Nhiều người băn khoăn liệu bệnh chân voi có chữa được không?

Mặc dù vậy, theo các bác sĩ người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì bệnh này có thể chữa được nếu tình trạng chưa quá nghiêm trọng và cơ thể đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Nhất là ở giai đoạn sớm, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Với giai đoạn muộn hơn, đặc biệt khi đã xuất hiện các biến chứng, việc điều trị thường gặp một số yếu tố bất lợi. Do đó, để đảm bảo về việc phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Giải pháp phòng ngừa bệnh chân voi

Với cơ chế nhiễm bệnh trên, bạn cần chú ý công tác phòng chống muỗi, nhất là ở nơi có khí hậu nóng ẩm, môi trường nhiều ao hồ. Một số giải pháp có thể thực hiện như sau:

  • Vệ sinh môi trường sống: Lưu ý phát quang, thu dọn, tiêu hủy các bụi rậm ẩm thấp, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không vệ sinh, thông dòng chảy của cống rãnh, tránh hiện tượng nước đọng ô nhiễm, tích cực thực hiện tiêu diệt muỗi,…
  • Chăm sóc bản thân: Cách phòng tránh muỗi hiệu quả nhất cho bản thân chính là luôn mắc màn khi ngủ, mặc quần dài, áo kín tay và nên chọn quần áo sáng màu khi đi ngủ. Đồng thời, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học.

Tìm hiểu thêm: Oracortia có dùng được cho bà bầu không? Cách dùng thuốc đảm bảo hiệu quả tối ưu

Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị
Vệ sinh môi trường sống, không để muỗi trú ngụ là giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Điều trị bệnh chân voi như thế nào?

Hiện nay một số giải pháp điều trị bệnh chân voi đang được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

Liệu pháp phức hợp điều trị suy giảm

Đây được xem là giải pháp hiệu quả, áp dụng phổ biến trong điều trị phù bạch huyết nói chung và bệnh chân voi nói riêng. Mục đích là nhằm tăng thoát bạch huyết, giảm sưng đau, khó chịu cho người bệnh và hạn chế tình trạng xơ hóa cũng như nguy cơ viêm mô tế bào.

Liệu pháp này bao gồm hai giai đoạn là tấn công và duy trì. Ở giai đoạn tấn công, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật xoa bóp được gọi là thoát bạch huyết thủ công, băng bó ngắn và các bài tập để tăng cường cơ chế bơm bên trong, ngăn ngừa nhiễm trùng, kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm. Đồng thời giai đoạn này cũng giúp loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong các kẽ hở trên da, làm ẩm da để tránh bị khô và nứt nẻ.

Ở giai đoạn duy trì, thông thường người bệnh sẽ phải sử dụng quần áo nén vào ban ngày, với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn còn có thể phải nén về đêm bằng cách băng bó hoặc thay thế bằng thiết bị nén. Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn, thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị duy trì phù bạch huyết.

Bệnh chân voi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị

>>>>>Xem thêm: Ăn đậu phộng có tốt không? Những lưu ý khi sử dụng đậu phộng

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị bệnh

Phương pháp phẫu thuật

Giải pháp phẫu thuật được chỉ định thực hiện khi tình trạng của người bệnh khá nặng, hạn chế khả năng di chuyển và các phương pháp khác không thể làm giảm triệu chứng. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoặc gỡ rối và hút mỡ nhằm giảm các mô dư thừa. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn, bao gồm bỏ qua bạch huyết, chuyển hạch bạch huyết và ghép bạch huyết.

Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh chân voi, lý giải căn bệnh này có chữa được không cũng như đưa ra các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả. Các triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua thuốc men, thay đổi lối sống. Do đó, bạn không nên quá hoang mang mà cần bình tĩnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *