Nguy cơ sinh non là một trong những vấn đề khiến mẹ bầu IVF quan tâm, lo lắng. Vậy tại sao thai IVF hay sinh non? Những em bé IVF bị sinh non có sao không? làm cách nào phòng tránh nguy cơ sinh non? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây
Bạn đang đọc: Tại sao thai IVF hay sinh non? Việc này có sao không?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại được nhiều người chọn thực hiện trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn. Tỷ lệ sinh con khỏe mạnh thành công từ mang thai IVF khá cao, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho hàng triệu gia đình hiếm muộn vô sinh. Tuy nhiên, các cặp đôi cũng cần biết rằng trên thực tế phương pháp này vẫn có những nguy cơ đòi hỏi các bậc cha mẹ tương lai phải nắm rõ về phương tránh cũng như những cách phòng tránh để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và sinh ra khỏe mạnh.
Contents
Thai IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là phương pháp mang lại cơ hội làm cha mẹ cho các cặp đôi gặp nhiều khó khăn khi thụ thai tự nhiên. Có thể nói, IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản đột phá trong lĩnh vực điều trị vô sinh, với tỷ lệ thành công đạt từ 50 đến 60%.
Trong quá trình thực hiện IVF, sự kết hợp giữa tinh trùng nam và trứng nữ sẽ diễn ra bên ngoài cơ thể con người, cụ thể là được tiến hành rất cẩn thận trong điều kiện phòng thí nghiệm chuyên biệt. Phương pháp này cho phép tạo ra sự sống mà không cần đến sự giao hợp tự nhiên giữa nam và nữ.
Hành trình mang thai IVF bắt đầu bằng việc thụ tinh tế bào trứng và tinh trùng trong môi trường được kiểm soát bên ngoài cơ thể con người. Sau đó, phôi được hình thành và nuôi cấy vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 5 của quá trình phát triển. Khi phôi đáp ứng các tiêu chí cần thiết về khả năng sống sót, các bác sĩ sẽ thực hiện bước quan trọng là chuyển phôi trở lại tử cung của người phụ nữ.
Khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu quá trình làm tổ và phát triển thành bào thai. Quá trình làm tổ và phát triển phôi thai trong tử cung hoàn toàn giống với việc thụ tinh tự nhiên. IVF đặc biệt có lợi trong trường hợp ống dẫn trứng của phụ nữ bị tắc, chức năng của tế bào trứng bị suy giảm hoặc tinh trùng của nam giới gặp phải các vấn đề như yếu, dị dạng hoặc bất thường.
Tại sao thai IVF hay sinh non?
Việc mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tuy mang đến cơ hội làm cha mẹ cho các cặp đôi song có một thách thức đặt ra mà mẹ bầu phải đối mặt đó là nguy cơ cao bị sinh non. Điều đáng nói là hơn 70% phụ nữ mang thai sử dụng phương pháp IVF phải đối mặt với nguy cơ này, trong đó 10% trẻ sơ sinh IVF chào đời trước khi thai được 37 tuần.
Trên thực tế, tỷ lệ sinh non ở các trường hợp mang thai thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn rất nhiều so với các trường hợp mang thai thụ thai tự nhiên. Một nghiên cứu toàn diện được công bố trên tạp chí Siêu âm Sản khoa & Phụ khoa đã chỉ ra rằng, đều là những phụ nữ có tình trạng thể chất và độ tuổi tương tự nhau thì những người mang thai bằng phương pháp IVF phải đối mặt với nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể so với những phụ nữ thụ thai không nhờ can thiệp của khoa học y học.
Tại sao thai IVF hay sinh non? Theo tiến sĩ Gedis Grudzinskas – một chuyên gia y tế nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vô sinh ở Anh, chính quá trình điều trị vô sinh/khó mang thai – bao gồm cả việc lấy trứng ra khỏi tử cung, sẽ gây tổn thương cho niêm mạc tử cung. Chính sự tổn thương này đã khiến tỷ lệ sinh non cao bất thường ở các thai nhi được thụ tinh từ phương pháp IVF.
Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào có thể giúp tránh được nguy cơ sinh non cao khi mang thai IVF. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết mẹ bầu phải thật cẩn thận khi mang thai bằng phương pháp IVF.
Mang thai IVF sinh non có sao không?
Sau khi đã hiểu được tại sao thai IVF hay sinh non thì có lẽ một vấn đề mà hầu hết mọi người đều quan tâm đó là: “Những em bé IVF sinh non có sao không?”.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng sợ thang máy (Elevatophobia): Nguyên nhân, biểu hiện và cách vượt qua nỗi sợ
Khi trẻ thụ tinh từ phương pháp IVF bị sinh non, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng về những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trên thực tế, những em bé IVF sinh non sẽ không khác gì những trẻ sinh non bình thường khác, càng sinh non sớm càng gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình hoàn thiện cơ thể lẫn cơ chế sinh học.
Nguy cơ tử vong, suy dinh dưỡng
Đối với những đứa trẻ sinh ra trước mốc 28 tuần, khả năng tử vong là rất cao. Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường phải vật lộn với các mối lo khác như tăng cân không đủ chuẩn. Khi trẻ có cân nặng thấp sẽ kéo theo một loạt thách thức trong quá trình phát triển tiếp theo.
Dễ mắc bệnh lý cấp tính, nguy cơ suy hô hấp
Trẻ IVF sinh non còn gặp phải vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp của chúng. Việc cơ quan phổi chưa hoàn thiện cũng như các cơ quan vận chuyển oxy kém phát triển khiến trẻ rất dễ bị suy hô hấp vô cùng nguy hiểm.
Dễ nhiễm trùng
Trẻ sinh non nói chung, trẻ thụ thai thông qua IVF nói riêng đều sẽ có hệ thống miễn dịch kém phát triển khiến chúng không có khả năng tự vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Các bệnh cấp tính càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết và viêm phổi, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể.
Da non, không thể bảo vệ trẻ
Trẻ sinh non hầu hết đều có hệ thống biểu bì và da kém phát triển. Làn da mỏng manh, bong tróc, không có lông, ngoại trừ một lớp mỏng bao phủ cơ thể và lớp biểu bì yếu ớt, mỏng manh. Việc trẻ không thể mở mắt càng làm tăng thêm những thách thức mà những đứa trẻ này phải đối mặt kể từ khi chúng được sinh ra.
Bộ phận sinh dục kém phát triển
Bộ phận sinh dục của những trẻ sinh non kém phát triển. Bên cạnh đó còn gặp phải sự mất ổn định trong điều hòa nhiệt độ cơ thể và rối loạn tiêu hóa. Trẻ có nguy cơ hạ thân nhiệt do thiếu mỡ dưới da cho đến các vấn đề về tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và trào ngược dạ dày.
Ảnh hưởng sự phát triển thể chất và tinh thần
Ngoài những thách thức trước mắt, trẻ sinh con còn phải đối mặt với những ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần. Trẻ sinh non, trong đó bao gồm những trẻ sinh ra bằng phương pháp IVF sẽ phải chịu những tác động tiềm ẩn hoặc nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lẫn sức khỏe trong tương lai của chúng. Hơn nữa, nguy cơ về những dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như khiếm thị hoặc khiếm thính, và các vấn đề về hệ tuần hoàn bẩm sinh cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Chuyển phôi ngày 5 là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5
Tóm lại, mang thai từ thụ tinh trong ống nghiệm từ lâu đã trở thành giải pháp cứu cánh cho các cặp đôi khó có khả năng mang thai theo cách tự nhiên. Khi đã mang thai IVF, mẹ bầu cần phải nắm được những nguy cơ mà bản thân lẫn thai nhi có thể phải đối mặt, càng không được quên vấn đề tại sao thai IVF hay sinh non. Việc thăm khám thai định kỳ, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoạt động thể chất càng cần phải đặc biệt quan tâm hơn những thai phụ bình thường khác mới có thể giúp chị em mang thai IVF an toàn, sinh con khỏe mạnh.