Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

Hội chứng sợ nước Aquaphobia là một tình trạng tâm lý mà người bệnh ngại tiếp xúc trực tiếp với nước. Cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng trên để điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

Hội chứng sợ nước nghe có lẽ hơi xa lạ với nhiều người tuy nhiên trên thế giới lại không ít trường hợp gặp phải. Vậy đây là bệnh lý hay chỉ là một vấn đề tâm lý? Hãy cùng KenShin tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Đôi nét về hội chứng sợ nước Aquaphobia

Hội chứng sợ nước có thuật ngữ y khoa gọi là Aquaphobia. Đây là tập hợp những rối loạn lo âu liên quan đến việc ám ảnh tiếp xúc với nước. Hậu quả là nhiều người mắc phải hội chứng này sẽ luôn có nỗi sợ vô hình với các sông, suối, biển hoặc thậm chí là các hồ bơi.

Một số bệnh nhân nghiêm trọng hơn thậm chí còn ngại việc vệ sinh cá nhân hằng ngày. Khi nghĩ đến chuyện phải tiếp xúc với nước, họ sẽ hình dung ra ngay hàng loạt những nguy hiểm có thể xảy đến. Chẳng hạn như: Đuối nước, bỏng nước nóng, sinh vật lạ dưới nước gây hại,…

Các vấn đề trên chủ yếu là sự rối loạn về mặt tâm lý chứ không phải bệnh nhân thật sự bị gây hại khi tiếp xúc với nước. Thông thường hội chứng sợ nước sẽ đi kèm với các bệnh rối loạn chức năng não bộ khác. Vì vậy, điều trị tình trạng này thường đòi hỏi thời gian dài, yêu cầu kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt.

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

Hội chứng sợ nước gặp phải ở nhiều người

Nguyên nhân gây ra hội chứng Aquaphobia

Theo các chuyên gia, hội chứng Aquaphobia thường phát sinh dựa trên các nguyên nhân phổ biến sau:

Di truyền

Những người có bố mẹ, anh chị em, họ hàng mắc phải chứng sợ nước cũng có xác suất cao gặp phải vấn đề trên. Tuy nhiên, tỉ lệ di truyền trên thực tế cũng khá thấp, thông thường phải đi kèm với các trải nghiệm tồi tệ với nước trong quá khứ.

Bất thường cấu trúc hoặc chức năng não

Cấu trúc não sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của con người. Một số bệnh nhân mắc chứng sợ nước đã được ghi nhận có bất thường trong những xét nghiệm hình ảnh não.

Ám ảnh từ thuở nhỏ

Đây là nguyên nhân phổ biến và có thể làm cho bất kỳ ai trong chúng ta mắc phải hội chứng sợ nước. Rất nhiều người bắt đầu bị Aquaphobia sau khi trải qua sự kiện đuối nước, bỏng nước nóng hoặc có người thân tử vong do đuối nước.

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

Aquaphobia có thể bắt nguồn từ một ám ảnh thuở nhỏ

Tác động tiêu cực từ truyền thông

Ngày nay, rất nhiều báo đài và phim ảnh thể hiện các thông tin tai nạn liên quan đến nước. Khi tiếp xúc với quá nhiều những quan điểm tiêu cực thì tâm lý sợ nước sẽ vô hình phát sinh trong não bộ. Lâu dần có thể phát triển thành các bệnh về tâm lý như Aquaphobia.

Các triệu chứng bệnh

Dấu hiệu nhận biết chứng sợ nước cũng tương tự như các ám ảnh sợ hãi khác. Cụ thể bao gồm:

  • Luôn sợ hãi về nước, thậm chí là thường hay tưởng tượng ra các tình huống xấu có thể xảy ra khi xuống nước.
  • Tránh né các hoạt động có liên quan đến nước, thậm chí là tắm gội hàng ngày đặc biệt là sợ dùng nước nóng.
  • Khi đến gần khu vực có nhiều nước, đi du lịch biển hồ thường xuất hiện các dấu hiệu căng thẳng như: Ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, mắc ói, tim đập nhanh liên hồi, khó thở, thở gấp, hơi thở nông, tức ngực,…
  • Thường khó ngủ, mất ngủ khi nghĩ đến các trải nghiệm với nước.

Một số trường hợp người bệnh sợ nước một cách vô thức. Tuy nhiên đa số sẽ có thể nhận thức về sự vô lý trong nỗi ám ảnh của bản thân nhưng không thể kiểm soát và ngăn chặn nó. Hậu quả là gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày.

Tìm hiểu thêm: Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?
Triệu chứng của người mắc hội chứng sợ nước

Những ảnh hưởng của hội chứng sợ nước đối với người bệnh

Nước là một phần không thể thiếu và thậm chí chúng có mặt hầu như khắp mọi nơi trong cuộc sống. Vì vậy người mắc hội chứng sợ nước sẽ phải đối diện với rất nhiều trở ngại như:

  • Không thoải mái khi du lịch tại vùng biển, hồ bơi, sông, suối,…
  • Không thể làm những công việc có liên quan đến nước như chữa cháy, cứu hộ, vận động viên bơi lội,…
  • Tâm lý người mắc hội chứng có thể trở nên tồi tệ, kích động khi trời mưa.
  • Không sớm được điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ khởi phát các rối loạn tâm lý khác, đặc biệt là các rối loạn lo âu, trầm cảm.

Điều trị hội chứng sợ nước Aquaphobia thế nào?

Các triệu chứng của hội chứng sợ nước cần có sự chẩn đoán và theo dõi kỹ càng của giới chuyên môn. Sau khi có được chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp nhất, có thể là:

Phương pháp tâm lý trị liệu

Trị liệu tâm lý là phương pháp luôn được ưu tiên áp dụng cho chứng sợ nước. Trong đó, mỗi trường hợp bệnh nhân lại có một cách tiếp cận điều trị khác nhau. Đa số sẽ được khuyến khích liệu pháp tiếp xúc, tức là cho bệnh nhân kiểm soát dần nỗi sợ theo thời gian khi tiếp xúc với nước.

Lưu ý, trong quá trình thực hiện liệu pháp tâm lý bệnh nhân có thể không ổn định thậm chí là hoảng loạn và ngất xỉu. Vì vậy, luôn cần phải có mặt chuyên gia để đảm nhận vai trò hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân cách kiểm soát nỗi sợ, giúp người bệnh thư giãn một cách khoa học.

Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) có thật sự nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai 8 tuần: Cha mẹ biết những gì?

Một số liệu pháp tiếp xúc có thể giảm được triệu chứng sợ nước

Dùng thuốc hỗ trợ

Hiện nay chưa có loại thuốc nào dùng đặc trị cho tình trạng Aquaphibia. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị chứng sợ nước đôi khi phải phối hợp với một số thuốc an thần để kiểm soát tâm lý bệnh nhân.

Lưu ý là các thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ví dụ như buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, khó ngủ,… Vì vậy cần được kê đơn và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Thay đổi lối sống tích cực

Song song với việc tuân thủ điều trị chuẩn chuyên khoa thì bệnh nhân cần duy trì một lối sống lạc quan, tích cực. Để làm được điều này, người bệnh cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thiết lập dinh dưỡng khoa học và tạo thói quen tập thể dục hằng ngày.

Hội chứng sợ nước cần được theo dõi và kiên trì điều trị theo phác đồ của các bác sĩ. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp giảm rất nhiều biến chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm. Theo dõi thêm nhiều bài viết mới từ KenShin để có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *