Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn

Là hai bệnh lý khác nhau nhưng dị ứng và cảm lạnh lại có cùng nhiều dấu hiệu, triệu chứng tương tự khiến chúng ta khó phân biệt. Sự nhầm lẫn này dẫn đến việc điều trị sai cách gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để có cách xử trí, chữa bệnh đúng hướng và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Bạn đang đọc: Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn

Phác đồ điều trị của dị ứng và cảm lạnh là không giống nhau. Do đó, để việc chữa trị đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao, điều quan trọng chính là bạn cần nắm được cách phân biệt hai bệnh lý này cũng như biết chính xác nguyên nhân phía sau những triệu chứng của bệnh.

Tìm hiểu chung về dị ứng và cảm lạnh

Để phân biệt dị ứng và cảm lạnh, trước hết bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản về hai bệnh lý này.

Dị ứng là gì?

Dị ứng là tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch khi cơ thể vô tình tiếp xúc với các tác nhân lạ từ môi trường bên ngoài. Lúc này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có xu hướng phản xạ lại với chúng để bảo vệ cơ thể. Phản ứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau và gây nên các tình trạng như:

  • Sốc phản vệ;
  • Mề đay, phù mạch;
  • Hen suyễn;
  • Viêm mũi dị ứng;
  • Viêm kết mạc dị ứng;
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng;
  • Dị ứng thực phẩm;
  • Dị ứng với nọc độc côn trùng.

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn

Dị ứng là tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch

Các tác nhân gây dị ứng có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như: Ăn uống, hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc tiêm, chích (bị côn trùng cắn). Một số chất gây dị ứng thường gặp có thể kể đến như: Phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, mạt bọ nhà, da hay lông động vật, một số loại thuốc và thức ăn, nọc độc của côn trùng…

Bên cạnh đó, dị ứng còn được khoa học chứng minh có tính chất di truyền. Điều ngày đồng nghĩa với việc nếu cha hoặc mẹ của bạn bị dị ứng với một trong số các tác nhân nói trên thì khả năng cao bạn cũng sẽ có những biểu hiện dị ứng tương tự. Đặc biệt, nguy cơ sẽ tăng cao hơn khi cả cha và mẹ đều cùng bị dị ứng với một tác nhân nhất định nào đó.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là dạng bệnh lý truyền nhiễm do virus gây bệnh truyền từ người này sang người khác tấn công vào cơ thể. Vào thời điểm giao mùa, khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ bị các loại virus phát triển mạnh trong giai đoạn này tấn công. Sự thay đổi thời tiết là tác nhân chính giúp virus phát triển rất mạnh mẽ trong khi hệ thống miễn dịch của chúng ta chưa đáp ứng kịp. Lúc này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ làm việc để phản ứng, chống lại virus và gây ra các triệu chứng bao gồm:

  • Viêm hô hấp dẫn đến ho;
  • Thường xuyên hắt hơi;
  • Sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, nước mắt;
  • Sốt và đau nhức toàn thân.

Một số người bệnh còn có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết hoặc cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn

Cảm lạnh là dạng bệnh lý truyền nhiễm do virus gây bệnh truyền từ người này sang người khác

Thông thường, cảm lạnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có trường hợp gây ra một số các biến chứng như: Hen suyễn, viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác khi không được chữa trị. Do đó, nếu bệnh không thể tự khỏi bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Phân biệt dị ứng và cảm lạnh

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phân biệt dị ứng và cảm lạnh:

Điểm giống nhau giữa dị ứng và cảm lạnh

Dị ứng và cảm lạnh là các tình trạng thường gặp vào thời điểm giao mùa hay mùa lạnh. Chúng có chung một số triệu chứng phổ biến như: Hắt hơi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, rát họng và mệt mỏi. Những người có cơ địa dị ứng có thể dễ mắc cảm lạnh hơn và trẻ nhỏ cũng dễ bị cảm lạnh hơn do có hệ thống miễn dịch yếu hơn người trưởng thành.

Sự khác biệt giữa bệnh dị ứng và cảm lạnh

Về nguyên nhân

  • Dị ứng: Là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập nhằm bảo vệ cơ thể. Khi các kháng thể tấn công những tác nhân gây hại sẽ kéo theo các triệu chứng khó chịu cho cơ thể.
  • Cảm lạnh: Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi tác nhân gây hại là một số loại virus.

Về khả năng lây nhiễm

  • Dị ứng: Không lây nhiễm.
  • Cảm lạnh: Dễ lây nhiễm từ người bệnh sang những người có tiếp xúc gần.

Tìm hiểu thêm: Gãy xương ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn
Phân biệt dị ứng và cảm lạnh là điều quan trọng để chữa trị hiệu quả

Về triệu chứng

  • Dị ứng: Triệu chứng dị ứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc với dị nguyên, nếu loại bỏ yếu tố gây dị ứng thì biểu hiện bệnh sẽ hết. Khi bệnh được đẩy lùi, mọi triệu chứng biến mất, cơ thể khỏe khoắn bình thường. Dị ứng cũng có thể gây các kháng thể và ngứa mắt, trong khi cảm lạnh thường không có dấu hiệu này.
  • Cảm lạnh: Triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian ủ bệnh và khỏi từ từ. Cảm lạnh có triệu chứng sốt và đau nhức toàn thân trong khi bệnh dị ứng thì không.

Thời gian xuất hiện trong năm

  • Dị ứng: Dị ứng có thể tấn công bạn bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, dị ứng phấn hoa phổ biến nhất trong những tháng mùa xuân còn dị ứng cỏ cao điểm nhất vào cuối mùa xuân đến mùa hè.
  • Cảm lạnh: Bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh trong thời điểm giao mùa và đặc biệt là những tháng mùa thu và mùa đông.

Thời gian diễn tiến triệu chứng

  • Dị ứng: Triệu chứng kéo dài dai dẳng và chỉ kết thúc cho tới khi được điều trị, loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Những tác nhân gây dị ứng theo mùa có xu hướng gây triệu chứng 2 – 3 tuần một lần.
  • Cảm lạnh: Bệnh thường chuyển biến tốt hơn trong vòng 1 tuần.

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đang có kinh cạo gió được không? Hiểu rõ tác dụng và lời khuyên an toàn

Cảm lạnh thường chuyển biến tốt hơn trong vòng 1 tuần sau khi mắc bệnh

Nên làm gì khi có triệu chứng dị ứng hoặc cảm lạnh?

Đầu tiên, để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đi khám thay vì tự điều trị tại nhà, tiếp đó bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Với bệnh dị ứng, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết để xác định chính xác yếu tố gây dị ứng để có hướng phòng ngừa và điều trị thích hợp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống dị ứng theo đường uống và xịt được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân cần tránh tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân có thể gây dị ứng. Đồng thời, do các thuốc chống dị ứng thường có tác động 2 mặt nên có thể gây tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc bị lạm dụng. Vì vậy, khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Để điều trị cảm lạnh, bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm đau, chống nghẹt mũi, hạ sốt và thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn được khuyên nên súc miệng với nước muối và xịt mũi bằng nước muối dạng phun sương. Đồng thời, cần tránh lao lực, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý cũng như nên ăn các món nóng và dễ tiêu để làm ấm cho cơ thể,cung cấp dinh dưỡng và giúp thông mũi.

Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt dị ứng và cảm lạnh. Khi chưa thể khẳng định chắc chắn bản thân bị dị ứng hay cảm lạnh, bạn nên đi khám tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cơ thể đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *