Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?

Dầu dừa là một sản phẩm tự nhiên quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Đây không chỉ là loại dầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có khả năng nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da cực tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với sản phẩm này và việc sử dụng dầu dừa vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng. Vậy triệu chứng cụ thể của tình trạng này là gì và nên làm gì khi bị dị ứng dầu dừa?

Bạn đang đọc: Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?

Giống như bất kỳ các loại thực phẩm khác, dừa cũng có thể gây dị ứng. Với những người bị dị ứng với dừa, bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ dừa như: Nước cốt dừa hay dầu dừa đều có khả năng kích hoạt phản ứng dị ứng. Dù không phổ biến như các loại dị ứng khác nhưng dị ứng dầu dừa vẫn có khả năng xảy ra, thậm chí gây phản ứng nghiêm trọng.

Dấu hiệu dị ứng dầu dừa

Dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số tác hại của dầu dừa với da mặt khi sử dụng sản phẩm này. Theo ghi nhận, một số trường hợp dùng dầu dừa để bôi lên da hoặc sử dụng để chế biến các món ăn thì xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.

Các nhà khoa học đánh giá hiện tượng dị ứng dầu dừa xảy ra ở những người bệnh có cơ địa dị ứng với protein trong nguyên liệu này. Vì vậy, khi họ tiếp xúc với các thành phần chứa dầu dừa sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, một người bị dị ứng với dầu dừa thì khi sử dụng, ăn hoặc bôi các sản phẩm từ dừa vẫn có khả năng xảy ra phản ứng dị ứng.

Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?

Hiện tượng dị ứng dầu dừa xảy ra ở những người bệnh có cơ địa dị ứng với protein trong nguyên liệu này

Các triệu chứng dị ứng dầu dừa thường gặp có thể kể đến như:

  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Mẩn ngứa;
  • Nổi mề đay;
  • Tiêu chảy;
  • Phát ban;
  • Sốc phản vệ (rất hiếm khi xảy ra với đặc trưng là khó thở và thở khò khè, đây là triệu chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng).

Người bị dị ứng dầu dừa cũng có thể bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng đặc trưng như: Da bị phồng rộp, phát ban. Đây là tình trạng này thường gặp trong những trường hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chẳng hạn như: Kem dưỡng da có chứa dầu dừa.

Nên làm gì khi bị dị ứng dầu dừa?

Dưới đây là những gợi ý bạn có thể tham khảo thực hiện nếu không may bị dị ứng dầu dừa:

Ngưng ngay việc sử dụng dầu dừa và đến gặp bác sĩ

Bạn phải lập tức dừng ngay việc dùng dầu dừa nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng khi sử dụng nguyên liệu này. Trường hợp bị kích ứng khi bôi dầu dừa tức là da không hấp thụ và các tinh chất sẽ tồn tại trên bề mặt da gây bít lỗ chân lông. Từ đó, làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?

Ngưng sử dụng ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu dị ứng dầu dừa

Bên cạnh đó, người bị dị ứng dầu dừa nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng người bệnh, hướng điều trị cũng sẽ khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi… để kháng viêm, kháng khuẩn. Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý thay đổi thành phần cũng như cách dùng thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ để có phương án khắc phục.

Không nên tự ý dùng áp dụng các biện pháp điều trị dị ứng dầu dừa tại nhà vì bạn không thể lường trước được những biểu hiện có thể xảy ra. Một phần là do loại dị ứng này khá hiếm gặp, một phần do cơ địa của từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.

Uống nhiều nước

Người bị dị ứng dầu dừa nên tăng cường uống nước. Việc làm này không chỉ giúp đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất mà còn lọc thải các chất độc hại giúp thuyên giảm những tổn thương. Đây cũng là cách giúp giữ ẩm cho da cũng như duy trì lớp bảo vệ tự nhiên giúp da khỏe mạnh hơn.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Tiêm vaccine HPV có ngừa được lây qua hôn môi không?

Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?
Người bị dị ứng dầu dừa nên tăng cường uống nước

Ngoài việc dùng nước lọc thì người bị dị ứng dầu dừa có thể uống thêm các loại nước trái cây, nước ép để bổ sung thêm dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các loại nước giải độc gan như: Trà hoa cúc, trà atiso… để hỗ trợ việc điều trị bệnh.

Chăm sóc và bảo vệ da đúng cách

Khi bị dị ứng dầu dừa, da của bạn đã bị tổn thương và hết sức nhạy cảm. Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da lúc này là điều hết sức cần thiết. Cụ thể:

  • Bảo vệ da khỏi tác động của khói bụi, ô nhiễm môi trường, ánh nắng mặt trời và hóa chất bằng cách dùng khẩu trang cũng như các dụng cụ bảo vệ.
  • Làm sạch da, rửa mặt đúng cách với các sản phẩm lành tính, có chiết xuất tự nhiên. Đồng thời tránh dùng nước ấm và không nên vệ sinh quá nhiều lần vì sẽ khiến da mất đi lớp ẩm tự nhiên, dễ làm da khô và tổn thương nhiều hơn.
  • Ngoài việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hoạt động hàng ngày, người bị dị ứng dầu dừa nên tăng cường bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm dễ làm da bị kích ứng.

Phòng ngừa dị ứng dầu dừa

Để phòng ngừa tối đa tình trạng dị ứng dầu dừa, bạn cần lưu ý:

  • Dầu dừa nếu tự chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chọn mua nguyên liệu, giã nhuyễn dừa, vắt lấy nước cốt, đun dừa để lấy dầu đến khâu bảo quản dầu dừa thành phẩm và sau mỗi lần sử dụng.
  • Với những người có làn da nhạy cảm, cần thử một lượng vừa đủ dầu dừa trên một vùng da nhỏ. Nếu vùng da này không có các biểu hiện dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ sau một thời gian quan sát, thì bạn có thể yên tâm sử dụng dầu dừa để chăm sóc da.
  • Người có làn da dầu càng phải nên cẩn thận khi sử dụng dầu dừa thoa lên mặt. Bởi thành phần dầu trong nguyên liệu này kết hợp chất bã nhờn sẵn có trên da mặt sẽ làm tăng nguy cơ bít lỗ chân lông và viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân gây dị ứng dầu dừa, đặc biệt là nổi mụn.
  • Dầu dừa sử dụng trong chế biến món ăn cần đảm bảo phải là sản phẩm an toàn, vệ sinh được mua từ các cửa hàng uy tín, tránh nguy cơ tiềm ẩn đưa vi khuẩn vào cơ thể.

Bị dị ứng dầu dừa nên làm gì để cải thiện tình trạng?

>>>>>Xem thêm: Bệnh bạch biến có chữa được không? Cách điều trị thế nào?

Chú ý khi sử dụng để phòng ngừa dị ứng dầu dừa

Vì bệnh dị ứng dầu dừa khá hiếm nên đa số mọi người vẫn chưa biết cần làm gì nếu không may gặp phải. Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng dị ứng này và cách xử trí phù hợp. Nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng dầu dừa, hãy ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để hạn chế các ảnh hưởng nguy hiểm mà dầu dừa gây ra bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *