Dầu ăn và chất béo rắn khác nhau thế nào? Loại nào tốt hơn?

Dầu ăn và chất béo rắn đều là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chưa phân biệt được chúng khác nhau như thế nào và dùng loại nào tốt hơn?

Bạn đang đọc: Dầu ăn và chất béo rắn khác nhau thế nào? Loại nào tốt hơn?

Chất béo là một trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe con người. Chúng ta nạp chất béo vào cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo, chúng ta còn nạp chất béo vào cơ thể bằng cách dùng dầu ăn và chất béo rắn để nấu ăn. Bạn có biết hai loại này khác nhau thế nào và dùng loại nào tốt hơn cho sức khỏe?

Sự khác biệt giữa dầu ăn và chất béo rắn

Dù đều thuộc nhóm chất béo nhưng dầu ăn và chất béo rắn có nhiều điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Cụ thể là:

Chất béo rắn là loại chất béo gì?

Chất béo rắn là chất béo có trạng thái đặc, rắn khi để trong điều kiện nhiệt độ phòng. Các loại chất béo rắn chúng ta thường gặp nhất là bơ, mỡ bò, mỡ lợn, mỡ gà, chất béo từ sữa, mỡ trừu hay còn gọi là shortening được sản xuất từ dầu hạt bông, dầu đậu tương, dầu cọ, dầu dừa.

Hầu hết các loại chất béo rắn đều có nguồn gốc từ động vật và một số ít là từ dầu thực vật được sản xuất qua quá trình hydro hóa một phần hoặc hydro hóa toàn bộ. Chất béo trong sữa lơ lửng trong dịch sữa nhưng vẫn là chất béo rắn.

Dầu ăn và chất béo rắn khác nhau thế nào? Loại nào tốt hơn?

Mỡ lợn và loại chất béo rắn quen thuộc nhất với người Việt

Dầu ăn là gì?

Dầu ăn là loại chất béo tổng hợp, tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ phòng. Dầu ăn có màu vàng, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và các loại cá béo. Chúng ta có các loại dầu ăn được dùng phổ biến nhất như: Dầu ngô, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo, dầu oliu, dầu óc chó, dầu cá,… Mỗi loại dầu ăn được sản xuất từ nguồn nguyên liệu khác nhau sẽ có hương vị đặc trưng khác nhau.

Sự khác biệt giữa dầu ăn và chất béo rắn

Dầu ăn và chất béo rắn có nhiều điểm khác nhau, thậm chí đối lập. Cụ thể là:

Dầu ăn:

  • Dầu ăn tồn tại trong điều kiện nhiệt độ phòng ở dạng lỏng.
  • Nguồn gốc chủ yếu thực vật và cá.
  • Chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Chất béo rắn:

  • Chất béo rắn tồn tại trong điều kiện nhiệt độ phòng ở dạng rắn
  • Chất béo rắn có nguồn gốc hầu hết đều từ động vật, rất ít từ thực vật
  • Chứa nhiều chất béo bão hòa.

Nên dùng dầu ăn hay chất béo rắn?

Hầu hết các chất béo rắn chúng ta sử dụng đều có hàm lượng chất béo bão hòa cao, rất ít chất béo không bão hòa. Loại chất béo này cũng có chứa nhiều cholesterol và chúng có xu hướng làm tăng mức cholesterol xấu trong máu của người dùng. Đây chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa chứa hàm lượng calo cao nên làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng chất béo bão hòa có tốt không còn phụ thuộc vào lượng và cách chúng ta sử dụng nó.

Dầu ăn có ưu điểm lớn hơn là hàm lượng chất béo bão hòa ít hơn. Trong các loại dầu ăn làm từ các loại hạt như: Dầu hạt cải, dầu lạc có chứa chủ yếu chất béo không bão hòa đơn. Các loại dầu ăn từ rau hay hạt như dầu mè, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu óc chó có chứa chủ yếu chất béo không bão hòa đa. Dầu chiết xuất từ các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đa. Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu và mức cholesterol toàn phần. Điều này ngược lại với chất béo rắn và giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Như vậy, giữa dầu ăn và chất béo rắn, theo lý thuyết dùng dầu ăn sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách thì dầu ăn cũng sẽ có thể trở thành mối nguy cho sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Khắc phục tình trạng hô hàm và hô răng một cách hiệu quả

Dầu ăn và chất béo rắn khác nhau thế nào? Loại nào tốt hơn?
Dùng dầu ăn sai cách vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe

Cách sử dụng các loại dầu ăn tốt nhất

Chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu bảng thành phần và lựa chọn loại dầu ăn có hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Khi hàm lượng chất béo bão hòa càng thấp, hàm lượng chất béo không bão hòa càng cao thì loại dầu ăn đó càng tốt cho sức khỏe.

Ngoài chất béo, dầu ăn còn chứa các thành phần dưỡng chất có lợi cho cơ thể khác như: Vitamin A, D, E, K, axit béo omega-3, omega-6, gamma – oryzanol và phytosterol. Bạn cũng có thể đọc bảng thành phần để lựa chọn loại dầu ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất cho các bữa ăn gia đình. Làm thế nào để chọn được loại dầu ăn lành mạnh bạn đã biết rồi chứ?

Mỗi loại dầu ăn khác nhau sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Những loại dầu có khả năng chịu được nhiệt độ cao trước khi bị hỏng có thể dùng để chiên, xào, nướng. Các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ thấp hơn có thể dùng để trộn vào món ăn sau khi nấu xong, làm nước sốt hoặc nấu ở nhiệt độ thấp. Có những loại dầu chứa hàm lượng acid béo omega-3, omega-6, omega-9 cao như: Dầu oliu, dầu óc chó, dầu inca inchi,… chỉ nên dùng một lần, không nên chiên đi chiên lại. Khi chế biến các loại dầu ăn chứa acid béo omega-3, omega-6, bạn không nên đun lâu hay nấu với nhiệt độ cao lâu vì những chất béo này có thể chuyển hóa thành các chất có hại như peroxit, aldehyt,…

Dầu ăn để lâu không tốt. Mỗi chai dầu khi đã mở nắp chỉ nên dùng tối đa 18 tháng và thậm chí hạn sử dụng sẽ ngắn hơn với một số loại. Và cuối cùng, dù dầu ăn tốt hơn chất béo rắn thì chúng ta cũng chỉ nên dùng với một lượng vừa phải. Người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 20 – 25% năng lượng từ chất béo. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng có thể cần đến 40 – 60%. Mỗi người không nên tiêu thụ quá 20 gram dầu ăn/ngày.

Dầu ăn và chất béo rắn khác nhau thế nào? Loại nào tốt hơn?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ khi băng qua đường (Agyrophobia) là gì? Cách vượt qua hội chứng Agyrophobia

Dùng dầu ăn đủ lượng, đúng cách để phát huy hết giá trị của nó

Dầu ăn và chất béo rắn loại nào tốt hơn và khác nhau như thế nào đến đây bạn đã biết rồi chứ? Hãy giảm tiêu thụ chất béo rắn, thay thế chúng bằng dầu ăn để nâng cao sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể. Và dù sử dụng dầu ăn vào mất cứ mục đích gì từ chiên, xào, nấu, làm bánh, trộn salad,… bạn cũng nên dùng với lượng vừa đủ thôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *