Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?

Hiện nay, để đánh giá túi mật lẫn đường mật thì siêu âm vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hàng đầu. Khi nghi ngờ bệnh nhân có khả năng bị sỏi mật, viêm túi mật, tắc mật,… bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm túi mật.

Bạn đang đọc: Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?

Nhiều người nghe nhắc đến túi mật nhưng chưa biết túi mật nằm ở đâu, túi mật có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta. Ở góc độ giải phẫu bình thường, vị trí túi mật là nằm trong hố mặt dưới gan phải. Theo hình ảnh của túi mật qua siêu âm, cổ túi mật nằm gần như cố định ở rãnh liên thùy chính, giữa thùy phải và phân thùy giữa. Túi mật là nơi chứa mật do gan tổng hợp, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru và hiệu quả.

Túi mật là gì? Túi mật có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người?

Túi mật là một cơ quan tuy nhỏ về kích thước nhưng lại giữ vai trò quan trọng, tác động lớn đến quá trình tiêu hóa nói riêng cũng như sức khỏe tổng thể nói chung. Nằm ngay dưới gan, túi mật có hình quả lê đảm nhận vai trò như một bể chứa mật – một loại dịch tiêu hóa do gan tổng hợp.

Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?

Các bệnh nhân thường được siêu âm ổ bụng để nhận biết các bệnh lý về túi mật

Hãy hình dung như thế này, khi bạn đưa thức ăn vào cơ thể, gan sẽ phản ứng bằng cách sản xuất ra mật. Mật này sau đó được lưu trữ trong túi mật. Khi bạn ăn, túi mật co bóp, giải phóng mật vào hệ thống tiêu hóa thông qua ống mật chủ. Chuỗi liên kết này là rất cần thiết để giúp phân hủy chất béo, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra.

Đến đây bạn đã hiểu sơ nét về vai trò của túi mật rồi đúng không? Chức năng chính của túi mật là giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Thông qua việc giải phóng mật vào đúng thời điểm, quá trình này đảm bảo chất béo được phân hủy hợp lý, hỗ trợ tích cực cho hoạt động tiêu hóa. Ở trạng thái khỏe mạnh, túi mật hoạt động nhịp nhàng, liền mạch cùng với thói quen ăn uống của chúng ta.

Ngược lại, nếu chế độ ăn uống của chúng ta không hợp lý, thiếu khoa học sẽ làm tổn hại đến hoạt động của túi mật. Bạn cần nhớ là chính thói quen ăn uống của bản thân sẽ ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến sức khỏe của túi mật cũng như dẫn đến những hậu quả tiềm ẩn cho sức khỏe tổng thể. Do đó, để bảo vệ túi mật và tăng cường sức khỏe tiêu hóa tối ưu, điều quan trọng là phải áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ đảm bảo cơ quan nhỏ này tiếp tục phát huy vai trò của nó một cách hiệu quả trong quá trình tiêu hóa tổng thể.

Các bệnh lý thường gặp về túi mật

Qua những thông tin bên trên, bạn đã có thể hiểu được vai trò của túi mật ra sao đối với cơ thể của chúng ta. Túi mật khỏe sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngược lại. Một khi quá trình tiêu hóa không thuận lợi chẳng những gây ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa mà còn đến sức khỏe tổng thể nữa.

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp về túi mật bạn cần biết:

Sỏi mật

Bệnh sỏi túi mật (sỏi mật) xuất hiện do sự kết tụ của cholesterol, canxi và sắc tố mật trong túi mật. Những khối hình viên sỏi này có thể làm tắc nghẽn ống mật chung, gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng cho cuộc sống cá nhân lẫn công việc khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?

Sỏi túi mật có thể gây tắc mật

Nhiễm trùng túi mật

Đây là hệ quả chủ yếu do sỏi mật gây ra. Nhiễm trùng túi mật tạo ra các chướng ngại vật dưới dạng các viên sỏi gây cản trở sự co bóp của túi mật. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể góp phần gây viêm túi mật, dẫn đến đau bụng trong bữa ăn.

Rối loạn vận động túi mật

Rối loạn vận động túi mật biểu hiện bằng sự giảm sút đáng kể hoạt động của túi mật, không phải do sỏi mật mà có khả năng liên quan đến tình trạng viêm mãn tính hoặc các yếu tố bên ngoài như căng thẳng, lo âu.

Polyp túi mật

Các khối u lành tính trên thành túi mật biểu hiện dưới dạng polyp túi mật. Mặc dù thường không nguy hiểm nhưng những khối u này có thể gây ra triệu chứng khó chịu nhẹ, đặc biệt là trong bữa ăn.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật là một bệnh hiếm gặp nên việc phát hiện rất khó khăn. Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, nhất là trong giai đoạn đầu. Điều này đòi hỏi bạn phải thường xuyên lắng nghe cơ thể để kịp thời phát hiện bất thường.

Tìm hiểu thêm: Bé bị đau mắt nhưng không đỏ: Hiểu rõ về sức khỏe mắt của bé

Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?
Siêu âm túi mật cũng giúp mau chóng chẩn đoán dấu diệu ung thư

Siêu âm túi mật giúp chẩn đoán bệnh gì?

Hiện nay, mặc dù có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá tình trạng sức khỏe túi mật lẫn đường mật trong và ngoài gan, nhưng siêu âm vẫn là biện pháp được đánh giá cao, ưu tiên sử dụng nhờ ưu điểm dễ thực hiện, an toàn, giá thành rẻ cũng như có độ nhạy cao. Thông qua siêu âm, viêm túi mật cấp và các biến chứng của bệnh sẽ được chẩn đoán một cách nhanh chóng.

Cụ thể, siêu âm giúp xác định viêm túi mật cấp khi kích thước túi mật to (đường kính ngang túi mật > 4cm, thành dày > 3mm), quanh túi mật có dịch, đồng thời còn có những dấu hiệu gián tiếp, điển hình như dấu hiệu Murphy siêu âm dương tính, dòng chảy tăng trên siêu âm Doppler màu,…

Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm còn có thể xác định nguyên nhân lẫn biến chứng của tình trạng viêm túi mật cấp, bao gồm sỏi túi mật, sỏi đường mật, viêm đường mật hay viêm tụy cấp kèm theo,…

Nhìn chung, ngoài siêu âm, một số phương pháp khác có thể giúp chẩn đoán viêm túi mật lẫn các bệnh lý đường mật, chẳng hạn như phương pháp chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,… Tuy nhiên, chi phí thực hiện các phương pháp này thường khá cao, hơn nữa lại tốn nhiều thời gian hơn. Đó là lý do vì sao siêu âm hiện nay vẫn luôn là phương pháp cận lâm sàng đầu tiên được chỉ định khi bệnh nhận đến khám sàng lọc các bệnh lý túi mật.

Siêu âm túi mật có phải nhịn ăn không?

Một trong số những câu hỏi phổ biến liên quan đến việc siêu âm túi mật đó là siêu âm túi mật có phải nhịn ăn không. Theo bác sĩ chuyên khoa, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này lý tưởng tiến hành khi bệnh nhân nhịn ăn trước đó từ 8 – 12 giờ. Đó là trong trường hợp siêu âm túi mật chủ động. Còn với những tình huống bệnh nhân đi cấp cứu, siêu âm túi mật vẫn có thể tiến hành ngay mà không cần nhịn ăn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa hoặc chếch sau trái, sau đó sẽ dùng đầu dò rẻ quạt 3,5 – 5 MHz di chuyển quét vùng dưới sườn. Bên cạnh đó, kỹ thuật siêu âm qua kẽ liên sườn được thực hiện trong trường hợp có bóng cản do khí của ruột. Ngoài ra, bệnh nhân vẫn có thể siêu âm trong tư thế ngồi hoặc nằm sấp (nằm sấp phổ biến hơn). Khi đó, bác sĩ sẽ dùng đầu dò quét ở trên đường nách giữa theo mặt phẳng ngang/mặt phẳng trán, lợi dụng gan làm cửa sổ siêu âm.

Siêu âm túi mật phát hiện bệnh gì, có phải nhịn ăn không?

>>>>>Xem thêm: Những cách xử lý lỗ xỏ khuyên rốn bị thâm

Siêu âm túi mật có phải nhịn ăn không là thắc mắc của nhiều người

Trong tư thế nằm sấp, bác sĩ dễ dàng đánh giá sự di động của sỏi mà không bị bóng cản khí của ruột cản trở, đồng thời cũng tránh các nhiễu ảnh dội ở túi mật nằm nông và để bộc lộ sỏi bị che khuất ở cổ túi mật. Không hiếm trường hợp tình trạng sỏi túi mật chỉ có thể đánh giá được ở tư thế nằm sấp.

Tóm lại, túi mật là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của chúng ta. Bảo vệ sức khỏe túi mật cũng chính là bảo vệ sức khỏe tổng thể trước những nguy cơ tiềm ẩn do quá trình tiêu hóa đình trệ, suy yếu. Bất cứ triệu chứng bất thường nào liên quan đến túi mật, việc siêu âm túi mật cần được tiến hành kịp thời để sớm chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *