Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?

Rết thuộc nhóm động vật chân khớp, trong phân ngành nhiều chân. Các loài rết đều sử dụng nọc độc để tấn công con mồi. Rết cắn có thể gây dị ứng, sưng đau, nóng đỏ, thậm chí sốc phản vệ. Vậy rết cắn bôi thuốc gì để giải độc?

Bạn đang đọc: Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?

Loài rết phân bố khắp nơi trên thế giới và tập trung nhiều nhất ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới trong đó có nước ta. Rết (ngô công) là loài có nọc độc, chúng dùng nọc độc tấn công con mồi và đôi khi chúng cũng tấn công con người. Nọc độc của rắn ít khi đe dọa tính mạng con người nhưng cũng có thể gây nhiều triệu chứng cục bộ hoặc triệu chứng toàn thân với các mức độ khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu cách sơ cứu khi rết cắn và biết rết cắn bôi thuốc gì rất quan trọng.

Bị rết cắn có triệu chứng gì?

Các triệu chứng tại chỗ và triệu chứng toàn thân sau khi bị rết cắn có thể xuất hiện ngay trong vài phút nhưng cũng có thể xuất hiện sau vài giờ. Một số triệu chứng thường gặp ở người bị rết cắn như:

Các triệu chứng tại chỗ

Khi thấy nguy cơ bị đe dọa, con rất sẽ dùng đầu nhọn của chân châm gần đầu đâm xuyên qua da người đồng thời truyền nọc độc. Vết rết cắn sẽ màu đỏ, nhìn như hình chữ V.

  • Sau khi bị rết cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau, khi vừa cắn xong là cảm giác đau nhói, sau đó là cảm giác đau nóng do sưng, đỏ tại vị trí vết cắn và xung quanh vết cắn.
  • Tại vị trí rết cắn có thể bị chảy máu tuy nhiên lượng máu chảy thường không nhiều.
  • Người bị rết cắn cũng cảm nhận được cảm giác tê ngứa, đau nhức hoặc nóng rát.
  • Tại vết rết cắn có nhiễm trùng cục bộ thậm chí là hoại tử.
  • Có thể bị sưng hạch bạch huyết gần vết rết cắn nhất.

Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?

Nhiều người muốn biết rết cắn bôi thuốc gì để giảm nhẹ triệu chứng

Triệu chứng toàn thân khi bị rết cắn

Khi trúng độc rết ở mức độ trung bình đến nặng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân. Điển hình nhất là sốc phản vệ chỉ sản khi bị rết cắn vài phút. Sốc phản vệ do rết cắn cũng được phân thành các cấp độ như:

  • Cấp độ I: Người bệnh sẽ bị ngứa, nổi mề đay phù mạch.
  • Cấp độ II: Ở cấp độ này, ngoài các triệu chứng như ngứa ran, nổi mề đay và phù mạch, người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng nặng hơn như khó thở, thở rít, tức ngực. Nếu kiểm tra huyết áp chưa thấy sự thay đổi bất thường nào, không có biểu hiện rối loạn ý thức. Nhưng nạn nhân nôn nhiều, đau quặn bụng.
  • Cấp độ III: Ở cấp độ nặng này, nạn nhân rơi vào trạng thái rối loạn ý thức. Cơ quan hô hấp xuất hiện triệu chứng thở rít thanh quản, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim. Khi nạn nhân thở sẽ nhận thấy những tiếng khò khè, thở nhanh. Da toàn thân nhợt nhạt, tím tái, lạnh. Lúc này, người bệnh bắt đầu hạ huyết áp, rối loạn cơ tròn, có biểu hiện hôn mê.

Triệu chứng thần kinh khi bị rết cắn

Khi chất độc của rết tấn công hệ thần kinh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh. Nhẹ thì đau đầu, chóng mặt. Nặng là hoảng sợ, mất ý thức, hưng cảm, rối loạn ý thức.

Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?

Tùy từng loại rết mà mức độ nguy hiểm của người bị chúng cắn sẽ khác nhau

Bị rết cắn có nguy hiểm không?

Nhiều người muốn biết rết cắn bôi thuốc gì vì nọc độc của rết có thể gây đau đớn và nhiều triệu chứng toàn thân, triệu chứng thần kinh nguy hiểm. Hầu hết các loài rết hiện nay đều có nọc độc và hầu hết nọc độc của chúng đều không đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên, có không ít loài rết độc với nọc độc chứa các độc tố nguy hiểm như: Histamine, serotonin, độc tố S có thể khiến nạn nhân suy tim.

Vết rắn cắn có thể đau nhẹ cho đến đau dữ dội. Triệu chứng nhiễm nọc độc của rết có thể chỉ là đau, ngứa, sưng tấy đơn thuần nhưng cũng có thể là phản ứng dị ứng nghiêm trọng toàn thân và hệ thần kinh. Con rết càng lớn có tuyến nọc độc và chân châm càng lớn thì nạn nhân càng đau. Chất độc càng mạng thì nạn nhân càng gặp nhiều triệu chứng và biến chứng.

Một số biến chứng nguy hiểm được ghi nhận trên các nạn nhân bị rết độc cắn như: Nhồi máu cơ tim, suy chức năng gan và thận, hội chứng tiêu cơ vân cấp dẫn đến suy thận cấp, chảy máu dưới da, chảy máu tiêu hóa, chảy máu liên tục khó cầm. Khi vết rết cắn bị nhiễm trùng, người bệnh có thể bị hoại tử, sốc nhiễm khuẩn.

Khi bị rết cắn bôi thuốc gì tốt nhất?

Với câu hỏi rết cắn bôi thuốc gì, các bác sĩ giải thích rằng hiện không có thuốc đặc trị dùng cho các trường hợp bị rết cắn. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đều tập trung vào việc điều trị các triệu chứng nạn nhân gặp phải, xử lý sốc phản vệ và hoại tử nếu có.

Tìm hiểu thêm: Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?

Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?
Khi bị rết cắn, nạn nhân cần được sơ cứu ngay

Sơ cứu tại chỗ khi bị rết cắn

Sau khi bị rắn cắn, nạn nhân cần được sơ cứu như sau:

  • Ngay khi bị rết cắn, người bệnh cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Hãy dùng dung dịch sát khuẩn, nước muối, cồn sát khuẩn hay bất cứ loại nước sát khuẩn nào bạn có để sát khuẩn tại chỗ phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không tự ý đắp lá, bôi rượu thuốc, bôi dầu hỏa,… lên vết thương.
  • Dùng đá lạnh bọc vào khăn vải để chườm lên vết rắn cắn để giảm sưng đau, giảm phù nề và làm chậm quá trình chất độc theo dòng máu tấn công lên hệ thần kinh.
  • Nếu người bị rết cắn đau nhiều, có thể dùng Lidocain để gây tê cục bộ tại vị trí vết cắn.

Điều trị toàn thân sau khi sơ cứu

Sau khi sơ cứu xong, người bị rết cắn có thể được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ. Lúc này, bệnh nhân sẽ được điều trị toàn thân bằng cách:

  • Tiêm SAT cho người bệnh để dự phòng bệnh uốn ván.
  • Các triệu chứng tại chỗ sau khi bị rết cắn có thể tự hết trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu đau nhiều, người bệnh có thể được dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen hay thuốc chống viêm như Ibuprofen. Bị rết cắn bôi thuốc gì? Thường bác sĩ sẽ chỉ định bôi kem Cortisone và thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng dị ứng.
  • Trong trường hợp vết rắn cắn có triệu chứng nhiễm trùng, chảy dịch mủ, hoại tử, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Nếu người bệnh có các biến chứng nặng như suy hô hấp, loạn nhịp, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim,… bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Bị rết cắn bôi thuốc gì? Cách sơ cứu thế nào?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về vi khuẩn thương hàn

Bàn tay bị rết cắn sưng phù khác hẳn bàn tay còn lại

Trong hầu hết trường hợp, người bị rết cắn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng diễn tiến nặng trong vòng 48 giờ, hãy đưa bạn nhân đến bệnh viện. Việc tự tìm hiểu rết cắn bôi thuốc gì và tự điều trị tại nhà lúc này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Để phòng ngừa rết cắn, chúng ta cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, phun thuốc diệt côn trùng định kỳ để loại bỏ rết lớn, rết nhỏ trong nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *