Sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên

Xỏ khuyên tai đang trở thành một xu hướng làm đẹp phổ biến trong giới trẻ, là cách thể hiện phong cách và đặc trưng cá nhân. Tuy nhiên, sau khi xỏ khuyên có bơi được không?

Bạn đang đọc: Sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên

Xỏ khuyên là xu hướng làm đẹp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc không biết sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Xỏ khuyên là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc xỏ khuyên có bơi được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về phương pháp này. Xỏ khuyên là quá trình tạo ra một lỗ nhỏ ở một số vị trí trên cơ thể như tai, mũi, rốn, môi, lưỡi,… Quá trình xỏ khuyên được thực hiện bằng cách người thợ xỏ sử dụng kim xỏ để tạo một lỗ trên vị trí cần xỏ và luồng khuyên qua lỗ đó. Để đảm bảo an toàn, xỏ khuyên cần tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt về sát khuẩn và vệ sinh.

Sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên

Để đảm bảo an toàn, xỏ khuyên cần tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt về sát khuẩn và vệ sinh

Kim xỏ được sử dụng phải là kim chuyên dụng và đạt chuẩn y tế. Người thợ xỏ phải có kinh nghiệm, biết kiểm soát lực tay để kim có thể xuyên qua lỗ một cách nhẹ nhàng và hạn chế tối thiểu mức tổn thương cho vị trí xỏ. Ngoài ra, sau khi xỏ khuyên, việc chăm sóc, vệ sinh lỗ xỏ, kết hợp với chế độ ăn uống là rất quan trọng để lỗ xỏ nhanh lành và không xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

Xỏ khuyên bao lâu thì lành?

Sau khi xỏ khuyên, thời gian để vết thương lành hoàn toàn tùy thuộc vào vị trí xỏ, cơ địa, và chăm sóc cá nhân. Thông thường, vết xỏ ở dái tai mất khoảng 6 – 8 tuần để lành, trong khi bấm ở các vị trí khác có thể đòi hỏi thời gian lâu hơn.

Các trường hợp xỏ ở vành tai dày sụn hoặc có cơ địa nhạy cảm có thể mất từ 3 – 9 tháng để vết xỏ lành hoặc thậm chí lâu hơn. Ngoài ra, việc chăm sóc vệ sinh cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết xỏ. Thời gian từ khi xỏ khuyên đến khi vết thương lành có thể dao động từ 3 – 6 tuần, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Xỏ khuyên có bơi được không?

Bạn không nên tham gia hoạt động bơi lội ngay sau khi xỏ khuyên. Bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc của tai với các hóa chất có trong nước hồ bơi để hạn chế nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Đặc biệt, vết xỏ lỗ rốn thường mất từ 4 tháng đến 1 năm để hoàn toàn lành, và trong thời gian này, tránh việc đi bơi ở các hồ bơi công cộng hoặc sử dụng bồn tắm nước nóng.

Tìm hiểu thêm: Thông tin về 2 loại vacxin Hexaxim và Rotarix

Sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên
Sau khi xỏ khuyên có bơi được không là thắc mắc của nhiều người

Hãy tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ kỹ thuật viên xỏ khuyên để đảm bảo lỗ xỏ nhanh lành, không để lại sẹo lồi hay xảy ra tình trạng bump lỗ xỏ. Để ngăn chặn nhiễm trùng, hãy thường xuyên làm sạch vùng xỏ khuyên bằng nước muối sinh lý. Các dấu hiệu của nhiễm trùng có thể bao gồm đau, sưng hoặc đỏ, chảy mủ ở vùng xỏ khuyên, ngoài ra còn có thể kèm theo sốt. Nếu bạn nghi ngờ vết xỏ khuyên của mình bị nhiễm trùng, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Một số trường hợp có thể xuất hiện sau khi xỏ lỗ tai

Bởi vì lỗ xỏ ở vị trí tai là phổ biến nhất, nên chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra nếu việc xỏ khuyên tai không được thực hiện ở cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn và sau xỏ không được chăm sóc đúng cách:

  • Tai bị chảy máu: Tai bị chảy máu có thể xảy ra do tổn thương trong quá trình xỏ lỗ tai lần đầu. Lúc này, bạn cần vệ sinh sạch sẽ là quan trọng, nhưng nếu chảy máu nhiều hoặc kéo dài sau 1 ngày, cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Tai sưng, đau, ngứa: Có thể do dụng cụ xỏ tai chưa được khử trùng sạch sẽ hoặc thói quen chạm tay vào vết xỏ gây tổn thương. Hãy hạn chế chạm vào vết xỏ để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
  • Tai bị nổi hạch: Dấu hiệu có thể là do dị ứng với chất liệu khuyên tai hoặc tác động của các hóa chất từ sữa rửa mặt, sữa tắm. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn kịp thời.
  • Tai chảy nước vàng, mưng mủ: Tai chảy nước vàng, mưng mủ là dấu hiệu của tai bị nhiễm trùng hoặc dị ứng do khuyên tai. Cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và xử lý ngay để tránh trở nên nghiêm trọng.
  • Tai bị lồi thịt, nhiễm trùng: Nếu có nhiễm trùng, tai có thể bị lồi thịt và đau đớn. Khi tai có hiện tượng này, bạn cần khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên

>>>>>Xem thêm: Vì sao phải làm sinh thiết hạch cổ? Quy trình sinh thiết hạch

Sưng đỏ là dấu hiệu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng

Cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên

Chăm sóc sau khi xỏ khuyên là một bước quan trọng để đảm bảo vết thương nhanh lành và tránh đau đón, nhiễm trùng. Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý:

  • Vệ sinh kỹ vùng xỏ lỗ đều đặn, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch hàng ngày.
  • Tránh tháo khuyên khi lỗ xỏ chưa hoàn toàn lành để tránh tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Luôn rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào lỗ xỏ.
  • Hạn chế tóc và sản phẩm chăm sóc tóc chạm vào vết xỏ để tránh nhiễm khuẩn.
  • Tránh bơi lội khi lỗ xỏ chưa lành hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chọn tư thế ngủ không tạo áp lực lên vết xỏ và duy trì vệ sinh gối.
  • Thường xuyên xoay khuyên theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng để tránh vết xỏ khô cứng.
  • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy thăm bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về việc sau khi xỏ khuyên có bơi được không? Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề này, cũng như nắm được cách chăm sóc sau khi xỏ khuyên để hạn chế nhiễm trùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *