Châm cứu trên khuôn mặt và những điều bạn cần biết

Châm cứu trên mặt được biết đến là phần mở rộng của phương pháp châm cứu truyền thống. Phương pháp này được cho là giải pháp giúp làn da trở nên mịn màng và trẻ khỏe hơn.

Bạn đang đọc: Châm cứu trên khuôn mặt và những điều bạn cần biết

Những năm gần đây, phương pháp châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ và trẻ hóa da ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài ra, châm cứu mặt còn có ý nghĩa trong việc hỗ trợ điều trị liệt mặt. Để tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp châm cứu này, mời bạn đọc tham khảo bài viết này nhé!

Châm cứu trên khuôn mặt là gì?

Châm cứu đã xuất hiện từ nhiều kế kỷ trước và được xem như một phần của ngành Y học Cổ truyền Trung Quốc. Phương pháp này không chỉ giúp giảm cơn đau trên cơ thể mà còn có những lợi ích đặc biệt khi sử dụng châm cứu thẩm mỹ trong lĩnh vực chăm sóc da mặt.

Châm cứu trên khuôn mặt và những điều bạn cần biết

Châm cứu mặt được coi là phần mở rộng của phương pháp châm cứu truyền thống

Phương pháp điều trị thẩm mỹ này được coi là phần mở rộng của phương pháp châm cứu truyền thống. Châm cứu trên mặt sẽ là giải pháp tự nhiên giúp làn da trẻ hóa, mịn màng và khỏe mạnh hơn. Theo đó, các chuyên gia sẽ sử dụng khoảng 40 – 70 mũi kim siêu nhỏ trên mặt mà không gây đau đớn. Những vết thương nhỏ tạo ra trong quá trình châm cứu sẽ giúp kích thích cơ thể chuyển sang chế độ sửa chữa, sử dụng collagen để tái tạo da, làm đều màu và giảm nếp nhăn.

Liệu pháp này sẽ sử dụng collagen thông qua hàng trăm vết chích để kích thích hệ thống bạch huyết và tuần hoàn của cơ thể. Từ đó, giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến tế bào da. Điều này không chỉ giúp làm sáng da mà còn tăng cường độ đàn hồi, giảm thiểu nếp nhăn trên khuôn mặt. Châm cứu đã được sử dụng hàng ngàn năm và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận hiệu quả thông qua hướng dẫn thực hành cụ thể.

Những lợi ích của việc châm cứu trên khuôn mặt

Vùng đầu mặt là nơi có cơ bám da, mạch máu và hệ thần kinh chi phối nhiều nhất. Việc châm cứu mặt có thể giúp kích thích các cơ và cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Từ đó, giúp các tế bào được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và da mặt cũng trở nên săn chắc, tràn đầy sức sống. Một số lợi ích của liệu pháp châm cứu mặt như:

Châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ mặt

Các chuyên gia sẽ dùng một kim châm mỏng khoảng 0.2 mm để nhẹ nhàng đâm vào da. Sau đó, kim châm được lưu giữ khoảng 40 phút và bệnh nhân có thể nằm thư giãn trên ghế trong thời gian này. Phương pháp này có thể làm giảm nếp nhăn sâu và xóa các nếp nhăn nhẹ, cải thiện độ đàn hồi của da. Đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cung cấp oxy đến tế bào da, giúp da trở nên hồng hào và tươi sáng hơn. Khi da nhận được kích thích từ kim châm cứu, có thể gây ra cảm giác châm chích nhẹ. Điều này cũng sẽ giúp kích thích sản xuất collagen, làm cho cấu trúc liên kết của mô trở nên săn chắc hơn.

Tìm hiểu thêm: Nhu cầu dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bỉm khi mang thai và cho con bú

Châm cứu trên khuôn mặt và những điều bạn cần biết
Châm cứu trên khuôn mặt giúp nâng cơ mặt, giảm nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi da

Ngoài ra, châm cứu trên khuôn mặt cũng hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị mụn trứng cá. Bằng cách cải thiện quá trình thanh lọc da và tăng cường khả năng miễn dịch của da chống lại vi khuẩn. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu kết hợp liệu pháp châm cứu với ánh sáng LED xanh.

Hỗ trợ chữa trị liệt VII ngoại biên (liệt mặt)

Liệt mặt ngoại biên thường xuất phát từ viêm dây thần kinh mặt do bị nhiễm lạnh. Nguyên nhân có thể do ngủ đêm với máy quạt hoặc máy lạnh. Triệu chứng điển hình là mặt bị méo sang một bên, các cơ bám da mặt bị liệt, mất nếp nhăn trán và mắt không thể nhắm được. Ngoài ra, có thể khiến rãnh mũi – má bị mờ và mép miệng bị lệch về một phía. Liệt mặt ngoại biên cũng có thể dẫn đến mất vị giác ở 2/3 phía trước của lưỡi. Nếu không điều trị đúng cách, về lâu dài có thể khiến cơ mặt bị co lại, góc miệng lệch về phía bị liệt, gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.

Châm cứu trên khuôn mặt có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ mặt về trạng thái bình thường.

Giúp làm giảm căng thẳng và lo âu

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe làn da, châm cứu mặt cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng đau đầu và đau mỏi ở cổ vai. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tức thời.

Sự khác biệt giữa châm cứu thẩm mỹ và châm cứu điều trị

Châm cứu điều trị thường tập trung vào các huyệt đạo theo hệ thống đường kinh để giải quyết các vấn đề như lo lắng, đau đầu, viêm nướu,… Còn châm cứu thẩm mỹ sẽ tập trung vào việc điều chỉnh sự mất cân bằng của cơ thể. Do đó, nó có thể sử dụng cả huyệt trên cơ thể và khuôn mặt.

Tác dụng phụ của phương pháp châm cứu trên khuôn mặt

Châm cứu trên khuôn mặt có thể gây ra một số tác dụng phụ như tình trạng bầm tím xuất hiện trên da. Tuy nhiên, các vết bầm này thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Để đạt kết quả tốt và tránh tình trạng bầm tím kéo dài, người được châm cứu cần phải có khả năng tự chữa bệnh tối đa. Đây cũng chính là lý do vì sao những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn đông máu không nên áp dụng phương pháp điều trị này.

Châm cứu trên khuôn mặt và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách tính cân nặng thai nhi trên siêu âm có chính xác không?

Châm cứu trên khuôn mặt có thể gây ra các vết bầm tím

Phương pháp châm cứu khi thực được hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ có chuyên môn sẽ có độ an toàn cao. Tuy nhiên, theo Trung tâm Quốc gia về Thuốc bổ sung và Thuốc thay thế thì liệu pháp châm cứu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc thủng cơ quan nếu không thực hiện đúng cách.

Mặc dù hiện chưa có nhiều bằng chứng cho thấy châm cứu thẩm mỹ có thể cải thiện làn da, nhưng phương pháp này được cho là có thể kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trước khi quyết định áp dụng châm cứu trên mặt, cần được tư vấn chi tiết từ bác sĩ điều trị để tránh những rủi ro không mong muốn. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp châm cứu trên khuôn mặt này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *