Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bị rắn độc cắn không xử lý và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về phác đồ điều trị rắn cắn của Bộ Y tế.

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Rắn là loài bò sát có nhiều trong môi trường tự nhiên. Không ít trường hợp bị rắn cắn, trong đó có cả rắn thường và rắn độc. Các loài rắn độc phân bố khắp nơi khắp đất nước. Nếu vô tình bị rắn độc cắn, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách và điều trị kịp thời theo phác đồ điều trị rắn cắn của Bộ Y tế.

Làm sao để biết bị rắn thường hay rắn độc cắn?

Để có thể phân biệt bị rắn cắn là rắn lành hay rắn độc, nạn nhân cần được theo dõi triệu chứng trong 12 giờ. Cụ thể:

  • Nếu rắn lành cắn, bệnh nhân có sẽ không có các triệu chứng toàn thân, sưng phù không lan rộng, không bị xuất huyết hay có dấu hiệu hoại tử.
  • Khi làm xét nghiệm đông máu, nếu rắn lành cắn sẽ cho kết quả bình thường.

Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Rắn cắn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu trường hợp là rắn độc

Một số loại rắn độc phổ biến ở Việt Nam như rắn hổ đất, rắn cạp nong, rắn cạp nia, hổ mèo, rắn lục,… Dựa vào một số triệu chứng lâm sàng sau khi bị rắn cắn dưới đây, chúng ta cũng có thể xác định được nạn nhân bị cắn bởi loại rắn độc nào:

Hổ đất: Triệu chứng đau, phù tại vị trí bị cắn và dần lan rộng ra xung quanh. Có tình trạng hoại tử và vết hoại tử cũng dần lan rộng. Triệu chứng toàn thân xuất hiện sau khi bị rắn độc cắn khoảng 30 phút đến vài giờ. Bệnh nhân khó thở, khó nuốt, tê miệng lưỡi. Nạn nhân bị sùi bọt mép, liệt cơ hô hấp.

Cạp nong – Cạp nia: Nạn nhân bị đau tại vết rắn cắn. Không hoại tử hoặc ít khi hoại tử. Nạn nhân bị liệt cơ hô hấp sau khi rắn độc cắn từ 1 – 4 giờ.

Hổ mèo: Cảm giác đau xuất hiện sớm tại chỗ bị cắn. Có dấu hiệu hoại tử. Người lừ đừ, co giật. Cơ hô hấp bị liệt. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu, xét nghiệm Myoglobin niệu.

Chàm quạp: Triệu chứng đau tại vết cắn. Vết hoại tử lan rộng. Chảy máu không thể cầm. Xuất hiện bóng nước có máu. Trên người có dấu hiệu bầm máu. Có tình trạng xuất huyết. Đông máu rải rác trong lòng mạch. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu.

Rắn lục: Các triệu chứng khá giống khi bị rắn chàm quạp cắn nhưng mức độ nhẹ hơn. Triệu chứng toàn thân cũng tương tự như khi bị rắn chàm quạp cắn nhưng xuất huyết ít hơn. Cần thực hiện xét nghiệm đông máu.

Rắn biển: Triệu chứng đau tại vết cắn, sưng. Sau khi bị rắn cắn 1 – 3 giờ, người bệnh bị mệt mỏi, đau cơ. Bệnh nhân bị liệt cơ hô hấp và suy thận.

Các nhóm rắn độc và mức độ độc tố

Phác đồ điều trị rắn cắn phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm ở từng nạn nhân. Mức độ nguy hiểm khi bị rắn độc cắn phụ thuộc vào loại rắn độc, lượng chất độc bị truyền vào cơ thể, vị trí cắn, cách sơ cứu và điều trị cũng như nền tảng sức khỏe của người bệnh. Các loại rắn độc phổ biến ở nước ta được phân loại thành các nhóm như:

  • Loại rắn chứa độc tố gây rối loạn đông máu: Rắn lục xanh, rắn lục tre, rắn chàm quạp.
  • Loại rắn chứa độc tố gây liệt, suy hô hấp: Rắn hổ chúa, cạp nong, hổ mèo, cạp nia, rắn hổ, rắn biển.

Mức độ nghiêm trọng khi bị rắn độc cắn được phân độ từ nhẹ đến nặng như sau:

Triệu chứng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Triệu chứng tại chỗ

Sưng phù, đỏ, bầm máu tại vị trí rắn cắn.

Sưng phù, đỏ, bầm máu lan chậm từ vị trí rắn cắn ra các vùng xung quanh.

Sưng phù, đỏ, bầm máu lan nhanh và rộng từ vị trí rắn cắn ra các vùng xung quanh.

Triệu chứng toàn thân

Không có triệu chứng toàn thân.

Có các triệu chứng toàn thân như: Lừ đừ, dấu hiệu nhiễm độc nhưng không quá nguy hiểm.

Dấu hiệu toàn thân có tính chất nguy hiểm, trong phác đồ điều trị rắn cắn cần cấp cứu ngay như: Sốc nhiễm độc, suy hô hấp, yếu liệt cơ, rối loạn tri giác.

Rối loạn đông máu

Không có rối loạn đông máu.

Rối loạn đông máu mức độ nhẹ

Không có triệu chứng xuất huyết toàn thân

Rối loạn đông máu mức độ nặng

Xuất huyết toàn thân bao gồm triệu chứng nôn ói, tiểu ra máu, xuất huyết não.

Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Dưới đây là phác đồ điều trị rắn cắn được hướng dẫn bởi Bộ Y tế:

Nguyên tắc chung trong điều trị rắn cắn là làm chậm quá trình hấp thụ độc tố vào cơ thể. Sau khi đã xác định được loại rắn độc cắn nạn nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu phù hợp. Việc điều trị cần được tiến hành sớm nhất có thể và điều trị các triệu chứng tùy từng trường hợp cụ thể.

Cấp cứu ban đầu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu đúng cách giúp làm chậm quá trình hấp thụ độc tố từ nọc rắn vào cơ thể. Cách sơ cứu cụ thể như sau:

  • Bất động bộ phận cơ thể bị rắn cắn, thường là chân hoặc tay. Cần đặt chân hoặc tay bị rắn cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thụ độc tố.
  • Rửa sạch vết rắn cắn dưới vòi nước chảy để loại bỏ độc tố còn sót lại ở bề mặt vết cắn.
  • Băng chặt toàn bộ khu vực đầu và cuối vết cắn để độc tố nọc rắn không bị hấp thụ theo đường bạch huyết.
  • Đưa nạn nhân bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất.

Tìm hiểu thêm: Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Sơ cứu ban đầu rất quan trọng đối với việc làm chậm quá trình hấp thụ độc tố vào cơ thể

Phác đồ điều trị rắn cắn tại bệnh viện

Theo phác đồ điều trị rắn cắn được hướng dẫn bởi Bộ Y tế, nạn nhân bị rắn cắn bất kể là rắn lành hay rắn độc đều cần được theo dõi tại cơ sở y tế trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó, nếu xác định được nạn nhân bị rắn độc cắn, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể.

  • Nạn nhân suy hô hấp sẽ được cho thở oxy. Sau suy hô hấp hoặc xuất huyết, nạn nhân có thể bị sốc cần truyền dịch chống sốc.
  • Khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng toàn thân hoặc rối loạn đông máu nặng, nạn nhân sẽ được tiêm huyết thanh kháng nọc rắn. Huyết thanh này cần tiêm trong 4 giờ đầu, sau 24 giờ sẽ ít hiệu quả. Nếu rối loạn đông máu nhẹ không cần tiêm huyết thanh.
  • Nạn nhân bị rối loạn đông máu cần được truyền máu mới toàn phần 10 – 20mL/kg khi nồng độ Hct
  • Khi sức khỏe người bị rắn cắn đã ổn định và triệu chứng lâm sàng ở mức độ từ trung bình đến nặng, nạn nhân có thể được tiêm vắc xin uốn ván. Nếu trước đó nạn nhân chưa từng tiêm vắc xin uốn ván, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm huyết thanh chống uốn ván.
  • Bệnh nhân cũng sẽ được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng Cefotaxime qua đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc Corticoid không được để điều trị giảm phản ứng viêm, giảm phù nề trong trường hợp rắn độc cắn.
  • Nếu có tình trạng hoại tử cơ nặng do vi khuẩn kỵ khí, bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng oxy cao áp.
  • Phẫu thuật được thực hiện sau khi nạn nhân được điều trị nội khoa ổn định và được điều chỉnh rối loạn đông máu. Khi đó, bác sĩ sẽ cắt lọc vết thương hay đoạn chi bị hoại tử. Phẫu thuật được thực hiện sau điều trị nội khoa 7 ngày.
  • Phẫu thuật để giảm chèn ép khoang cũng sẽ được thực hiện nếu cần thiết.

Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

>>>>>Xem thêm: Thai chậm phát triển trong tử cung là gì và cách phòng ngừa

Không phải lúc nào cũng cần tiêm huyết thanh kháng nọc rắn

Điều trị theo dõi người bị rắn độc cắn

Theo phác đồ điều trị rắn cắn chuẩn, bệnh nhân cần được theo dõi hàng giờ trong ít nhất 12 giờ đầu tiên bao gồm:

  • Theo dõi tri giác và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
  • Theo dõi vết rắn cắn xem có bị phù đỏ, xuất huyết hay không.
  • Đánh giá mức độ lan rộng của sưng phù bằng cách đo vòng chi vị trí trên và dưới vết cắt. Việc này cần thực hiện 4 – 6 giờ mỗi lần.
  • Đánh giá xem người bệnh có các triệu chứng khó nhìn, khó thở, sụp mi, liệt chi hay không.
  • Đánh giá chức năng đông máu của người bị rắn cắn qua xét nghiệm.

Rắn độc cắn có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân ở các mức độ khác nhau và hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Biết được triệu chứng và cách sơ cứu ban đầu sẽ giúp giảm đáng kể rủi ro. Hy vọng bài viết trên đây là đã giúp có thêm thông tin về tình trạng rắn độc cắn và phác đồ điều trị rắn cắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *