Bệnh co thắt Dupuytren với triệu chứng đặc trưng là các ngón tay bị gập vào trong lòng bàn tay. Bệnh khiến người mắc phải gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy có thể điều trị chứng co thắt Dupuytren không và điều trị thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh co thắt Dupuytren: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Co thắt Dupuytren xảy ra khi bao gân gan tay và những cấu trúc liên quan bị quá sản khiến các ngón tay dần dần bị co quắp vào trong lòng bàn tay. Bệnh tiến triển từ từ trong nhiều năm, có thể ảnh hưởng một ngón hoặc cả bàn tay. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng và ngay cả khi được điều trị, bệnh cũng có tỷ lệ tái phát cao. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh co thắt Dupuytren.
Contents
Bệnh co thắt Dupuytren là gì?
Co thắt Dupuytren, co rút Dupuytren còn có tên gọi khác là bệnh cân gan bàn tay hay co rút cân gan tay. Bệnh xảy ra khi có sự rối loạn tăng sinh các sợi của mô liên kết khiến các mô này dày lên và cân gan tay ở lòng bàn tay hay các ngón tay bị co ngắn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các ngón tay bị co quắp vào phía trong lòng bàn tay và các u cục, bướu nhỏ dưới lòng bàn tay, dưới các ngón tay xuất hiện.
Bệnh này thường xảy ra nhất ở ngón tay đeo nhẫn và ngón tay áp út. Theo thống kê, người gốc Bắc Âu là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Nguy cơ bị co thắt Dupuytren cũng sẽ tăng dần theo tuổi và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh co thắt Dupuytren
Hiện nay, giới chuyên môn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác và đầy đủ dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, họ cho rằng đây là bệnh có tính di truyền và có thể xếp vào nhóm bệnh mãn tính vì tiến triển trong nhiều năm. Không có bằng chứng cho thấy co thắt Dupuytren là hậu quả của tai nạn nghề nghiệp hay chấn thương.
Chúng ta cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh co cân gan tay nếu mang những yếu tố nguy cơ như:
- Người trong độ tuổi 40 – 60 là nhóm có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những tuổi khác. Bệnh nhân mắc bệnh ở độ tuổi càng cao thì các triệu chứng bệnh càng rõ ràng hơn.
- Nam giới có nguy cơ bị co rút cân gan tay cao hơn nữ giới.
- Những người da trắng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn và hiện số bệnh nhân da trắng đang chiếm 4 – 6% bệnh nhân trên toàn thế giới.
- Tiền sử gia đình có người mắc căn bệnh này thì những người còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Những thói quen không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và dùng chất kích thích cũng ảnh hưởng đến vi thể ở mạch máu nên có thể dẫn đến bệnh co thắt Dupuytren.
- Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến tình trạng co thắt cân gan bàn tay này.
- Đây cũng là bệnh có thể gặp phải ở bệnh nhân bị động kinh hoặc dùng thuốc chống động kinh.
- Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn mức bình thường cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh co thắt Dupuytren biểu hiện thế nào?
Co thắt Dupuytren có thể xảy ra ở hai tay, trong đó tay phải thường bị nặng hơn tay còn lại. Vì căn bệnh này tiến triển từ từ trong nhiều năm trời nên những triệu chứng mờ nhạt lúc đầu thường dễ bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, các triệu chứng điển hình dưới đây khá rõ ràng:
- Các ngón tay bị có gập về phía lòng bàn tay khá rõ ràng.
- Nhìn rõ các dây xơ quá sản nổi gồ lên và kéo từ ngón tay xuống lòng bàn tay. Cũng vì vậy mà chúng khiến các ngón tay không thể duỗi thẳng ngay cả khi được kéo căng.
- Trong lòng bàn tay hoặc dưới ngón tay người bệnh nổi lên các u cục cứng, không di động, kích thước từ 0,5 – 1cm, hình tròn hoặc oval. Hầu hết các u cục này không gây đau đớn. Một số trường hợp u cục đỏ gây cảm giác ngứa và đau.
- Da tay có biểu hiện nhăn nheo và dúm lại giống lúm đồng tiền.
- Các khớp bàn ngón, khớp liên đốt cũng bị co rút.
Tìm hiểu thêm: Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
Điều trị bệnh co thắt Dupuytren bằng cách nào?
Hiện chưa có cách chữa hoàn toàn bệnh co thắt Dupuytren, tuy nhiên các bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị không phẫu thuật như tiêm steroid, châm cứu để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị dưới đây dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh co thắt Dupuytren:
- Châm cứu để giảm co cứng các dây chằng cũng là cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có những vị trí không thể châm cứu để tránh làm tổn thương các dây thần kinh.
- Tiêm chất collagenase vào dải xơ khiến dải xơ bị đứt thông qua việc ngón tay duỗi thụ động. Phương pháp này tiềm ẩn biến chứng sưng phù, bầm tím, chảy máu và đau tại chỗ tiêm. Nghiêm trọng hơn là tình trạng đứt gân và đau lan rộng. Biện pháp này giúp cải thiện 75% tình trạng co thắt và tỷ lệ tái phát lên đến 35%.
- Tiêm Corticoid để giảm kích thước của các u cục xuất hiện trên tay người bệnh. Tiêm ở giai đoạn sớm của bệnh khi khớp chưa bị co rút có thể ngăn sự phát triển của bệnh. Tỷ lệ tái phát sau khi tiêm vẫn có thể lên đến 50% kèm các biến chứng như đứt gân, teo mỡ, đổi màu da.
- Bệnh khi tiến triển nặng có thể được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp loại bỏ các mô cơ. Sau phẫu thuật người bệnh cần tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của bàn tay và ngón tay.
Vì chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nên chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu đang sống chung với những thói quen kém lành mạnh như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, bạn nên điều chỉnh càng sớm càng tốt. Nếu chỉ số BMI đang thấp hơn so với bình thường, bạn có thể đến gặp chuyên gia để xin tư vấn cải thiện.
>>>>>Xem thêm: Người bị ung thư có uống được collagen không?
Trong gia đình đã có người mắc căn bệnh này, bạn cần để ý kỹ để phát hiện các biểu hiện bệnh từ giai đoạn sớm nhất. Bệnh được phát hiện càng sớm càng dễ điều trị và khả năng phục hồi càng cao. Bệnh co thắt Dupuytren có tỷ lệ tái phát cao nên ngay cả khi đã điều trị bệnh nhân vẫn cần theo dõi đôi tay cẩn thận.