Test HP dạ dày tại nhà là phương pháp kiểm tra bạn có bị nhiễm HP hay không, dành cho những bệnh nhân mắc chứng khó tiêu không có triệu chứng đáng báo động. Bài viết này sẽ chia sẻ về các phương pháp test HP, phương pháp nào có thể thực hiện tại nhà và một số lưu ý khi thực hiện test tại nhà.
Bạn đang đọc: Test HP dạ dày tại nhà có hiệu quả hơn các biện pháp chẩn đoán khác không?
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến một số bệnh ác tính và không ác tính. Để chẩn đoán bệnh có rất nhiều phương pháp tầm soát sức khỏe, trong đó có một phương pháp test HP dạ dày tại nhà.
Contents
Test HP dạ dày là gì?
Helicobacter pylori (H. pylori hay HP) là một loại vi khuẩn gram âm được tìm thấy trên bề mặt lòng của biểu mô dạ dày. Nó gây ra tình trạng viêm mãn tính ở bên dưới niêm mạc. Các triệu chứng của nhiễm H. pylori không đặc hiệu như đau vùng thượng vị, đầy bụng sau bữa ăn, đầy hơi, buồn nôn và nôn, cùng với các dấu hiệu tăng tiết axit. Ngoài ra, nhiễm H. pylori có liên quan đến các bệnh quan trọng ở đường tiêu hóa trên bao gồm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.
Test HP là những phương pháp xét nghiệm giúp bạn kiểm tra sự hiện diện của H. pylori trong dạ dày. Từ đó có thể đưa ra hướng điều trị chính xác hơn.
Các phương pháp test HP
Hiện nay có nhiều cách để chẩn đoán bạn có nhiễm trùng H. pylori hay không. Chúng có thể được phân loại thành các phương pháp xâm lấn và không xâm lấn tùy thuộc vào nhu cầu lấy sinh thiết dạ dày từ bệnh nhân.
Phương pháp xâm lấn
Nội soi
Nội soi được sử dụng kết hợp với mô học và/hoặc nuôi cấy từ mẫu sinh thiết dạ dày. Hạn chế chính của phương pháp này là gây sự khó chịu cho bệnh nhân và tính xâm lấn tương đối, chỉ có thể thăm dò được một phần nhỏ niêm mạc dạ dày. Cho nên, cần phải lấy nhiều mẫu sinh thiết dạ dày để cung cấp cái nhìn tổng thể, chính xác về nhiễm H. pylori trong dạ dày.
Xét nghiệm urease nhanh
Xét nghiệm urease nhanh là một xét nghiệm có chi phí rẻ, nhanh chóng và có độ đặc hiệu tương đối cao (95% đến 100%). Xét nghiệm dựa trên cơ chế phát hiện urê do H. pylori sản sinh ra urease thủy phân urê giải phóng CO2 và NH3. Nhưng độ nhạy của nó bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như số lượng tế bào vi khuẩn có mặt trong sinh thiết dạ dày không đủ để xác định và dẫn đến kết quả âm tính giả hay có vi khuẩn sản xuất urease khác hiện diện trong dạ dày và có thể dẫn đến dương tính giả.
Nuôi cấy
Nuôi cấy H. pylori từ mẫu sinh thiết dạ dày thường có độ nhạy cao hơn 90% và độ đặc hiệu 100%, khi được thực hiện trong điều kiện tối ưu. Tuy nhiên lại mất khá nhiều thời gian, chi phí và nhân viên y tế phải qua đào tạo chuyên sâu. Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh của H. pylori, chỉ áp dụng cho những người tái nhiễm H. pylori hoặc điều trị nhiều đợt nhưng không khỏi.
Phương pháp không xâm lấn
Xét nghiệm hơi thở urê (UBT)
UBT là xét nghiệm được sử dụng thường xuyên nhất trong phòng khám với độ nhạy và độ đặc hiệu từ 85% đến 95% mà lại nhanh chóng, dễ làm, không gây khó chịu cho bệnh nhân. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân uống urê được đánh dấu carbon đồng vị 13 hoặc 14, sau khi vào dạ dày, nếu bạn nhiễm H. pylori thì urease do vi khuẩn tiết ra phân hủy ure mới uống vào, tạo ra CO2 đồng vị 13 hoặc 14. Khí này theo máu đến phổi, giải phóng ra ngoài và được phát hiện bằng thiết bị. Nếu bạn không nhiễm H. pylori thì urê không thủy phân được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu trong vòng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không khuyến khích ở người đã phẫu thuật dạ dày vì UBT cho độ nhạy kém.
Xét nghiệm kháng nguyên trong phân (SAT)
Kháng nguyên H. pylori trong mẫu phân đã được phát hiện bằng sử dụng kháng thể đa dòng. Phương pháp này cho độ nhạy và độ đặc hiệu ở mức vừa, tỷ lệ gần giống với phương pháp UBT. Nguyên nhân là do kháng nguyên của vi khuẩn thay đổi theo thời gian mắc bệnh, bị suy giảm khi đi qua ruột và nồng độ kháng nguyên giảm có thể cho kết quả âm tính giả.
Huyết thanh học
Một số kháng nguyên của vi khuẩn có khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch IgG ở người nhiễm H. pylori mãn tính như kháng nguyên bề mặt, cagA,… Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp huyết thanh học để phát hiện nhiễm H. pylori nằm trong khoảng từ 80 – 90%. Đây là một trong các phương pháp test HP dạ dày tại nhà được sử dụng phổ biến. Nhược điểm của phương pháp này là không chính xác ở những người nhiễm H. pylori cấp tính vì họ chưa tạo ra kháng thể miễn dịch và điều quan trọng nhất là không thể phân biệt được nhiễm H. pylori đang hoạt động hay đã khỏi bệnh. Nguyên nhân là do nồng độ kháng thể sẽ tồn tại rất lâu sau khi đã chữa khỏi bệnh.
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên lưỡi kiêng gì? Lưu chọn thức ăn sau xỏ khuyên lưỡi
Test HP dạ dày tại nhà
Hiện tại có 3 phương pháp có thể thực hiện tại nhà là xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm huyết thanh học là dễ thực hiện tại nhà, không cần kiêng cữ gì và an toàn nhất bằng kit thử kháng thể H. pylori. Xét nghiệm huyết thanh tìm nhiễm H. pylori có thể được thực hiện dễ dàng bằng kháng nguyên trong kit test phản ứng với kháng thể H. pylori trong máu. Các bước test HP dạ dày tại nhà được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn nơi bán kit test uy tín, chất lượng;
- Bước 2: Rửa tay bằng xà phòng, lau khô và sát khuẩn bằng gạc tẩm cồn trong kit test trước khi lấy máu;
- Bước 3: Chích máu đầu ngón tay và nhỏ 1 giọt máu vào khay lấy mẫu;
- Bước 4: Dùng pipet hút dung dịch pha mẫu có trong ống vào khay vừa nhỏ máu;
- Bước 5: Chờ và đọc kết quả trong 15 phút. Trường hợp dương tính sẽ lên 2 vạch chứng C và T rõ ràng, trường hợp âm tính chỉ lên 1 vạch chứng C, các trường hợp còn lại test không có giá trị, cần thực hiện lại với 1 test mới khác.
>>>>>Xem thêm: Hạch lành tính có nên mổ không? Phân biệt hạch ác tính và lành tính
Helicobacter pylori (H. pylori) là mầm bệnh vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trên toàn thế giới. Hiện có một số xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện H. pylori và mỗi xét nghiệm đều có ưu nhược điểm trong các tình huống lâm sàng khác nhau. Trong đó, xét nghiệm huyết thanh học là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, chính xác để chứng minh nhiễm trùng Helicobacter pylori và có thể thực hiện tại nhà.