Châm cứu sai huyệt có nguy hiểm không và cần làm gì trong trường hợp này? Những biến chứng thường gặp khi áp dụng châm cứu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề xoay quanh phương pháp chữa bệnh Đông y này nhé!
Bạn đang đọc: Châm cứu sai huyệt có nguy hiểm không? Những biến chứng thường gặp
Ngày nay, châm cứu đã trở thành phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nó không hẳn là an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp. Vậy châm cứu sai huyệt nguy hiểm như thế nào? Các biến chứng thường gặp khi châm cứu là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.
Contents
Phương pháp châm cứu là gì?
Theo Y học cổ truyền, trong cơ thể con người tồn tại mạng lưới kinh mạch phức tạp, trông giống như nhiều con sông gặp nhau cùng đổ ra biển. Từ đây, khí huyết sẽ điều hướng vận hành qua các kinh mạch để duy trì sự sống của con người. Đồng thời, kinh mạnh cũng được xem là nơi khởi nguồn của các bệnh lý. Dựa trên cơ sở này, những Danh y và Y sư đã nghiên cứu, ghi chép và phát triển phương pháp châm cứu để điều trị bệnh.
Châm cứu là phương pháp dùng kim châm đâm hoặc kích thích vào các huyệt đạo trên kinh mạch. Từ đó, sẽ giúp khơi thông khí huyết, đả thông kinh mạch và bệnh tật từ đó cũng thoát lùi. Mục tiêu của phương pháp này là giúp làm giảm triệu chứng hay tình trạng sức khỏe. Phương pháp này có nguồn gốc từ Y học cổ truyền Trung Hoa.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của châm cứu đối với một số bệnh như viêm khớp, đau lưng, đau đầu, đau đầu gối, đau bụng kinh và chấn thương thể thao. Ngoài ra, châm cứu cũng được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị ung thư và các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, cũng như cải thiện tình trạng đau mặt, rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh.
Châm cứu sai huyệt có nguy hiểm không?
Phương pháp châm cứu khi được thực hiện bởi chuyên gia có trình độ chuyên môn cao thường sẽ rất ít khi gây ra biến chứng, châm cứu sai huyệt hoặc các tác dụng phụ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đặt ra các quy định nghiêm ngặt về kim châm cứu, yêu cầu các kim tiêm được sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất liệu và an toàn. Đồng thời, chỉ những người được đào tạo chuyên sâu mới có thể sử dụng kim châm cứu theo quy định.
Tìm hiểu thêm: Ngứa ngón tay: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa
Việc châm cứu bởi những người không được đào tạo bài bản có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc sử dụng kim châm không đảm bảo vô trùng hoặc không đủ chuyên môn có thể dẫn đến nhiễm trùng, thủng nội tạng, và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng châm cứu bởi những người có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Những biến chứng thường gặp khi châm cứu sai huyệt
Việc châm cứu sai huyệt có thể gây ra một số biến chứng như:
Cơn đau tăng sau khi châm cứu sai huyệt
Khi châm cứu đúng huyệt và theo đúng kỹ thuật, người bệnh chỉ có cảm giác hơi rát nhẹ. Tuy nhiên, nếu kim châm đi quá sâu, quá nông hoặc không đúng vị trí, người bệnh có thể trải qua cảm giác đau nhức và khó chịu tại khu vực đó. Tuy nhiên, cơn đau này thường sẽ tự giảm và biến mất trong khoảng 24 giờ.
Nóng rát hoặc phỏng khi châm cứu
Có thể gây ra tình trạng phỏng hoặc nóng rát trên da khi châm cứu. Sự cẩn trọng của thầy thuốc sẽ giúp hạn chế được điều này. Ngoài ra, người bệnh cần nằm im và tránh cử động trong quá trình điều trị bằng phương pháp này.
Bầm tím hoặc chảy máu
Bầm tím hoặc chảy máu là điều khó tránh khỏi khi thực hiện phương pháp châm cứu, đặc biệt là khi châm cứu sai huyệt. Nhưng người bệnh không cần quá lo lắng, bởi những vết bầm này thường sẽ tự biến mất sau khi chườm nóng hoặc để sau một thời gian.
>>>>>Xem thêm: Cách làm trà atiso đỏ giảm cân cực dễ để dáng thon da đẹp
Vựng châm
Khi bị châm cứu sai huyệt, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hay thậm chí là ngất xỉu do trụy tim mạch. Nguyên nhân có thể do cơ thể suy nhược, người bệnh có tâm lý lo sợ, sức chịu đựng kém hoặc chưa có thời gian nghỉ ngơi trước khi thực hiện châm cứu.
Để tránh gặp phải biến chứng này, nếu người bệnh còn yếu, mệt và đói thì cần được nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút trước khi châm cứu, đặc biệt là người mới châm cứu lần đầu. Đặc biệt, cần tránh để bụng quá no hoặc quá đói khi châm cứu, đồng thời, động viên và giải thích chi tiết với người nhạy cảm và dễ bị xúc động.
Chảy máu hoặc đau tê tại vị trí châm cứu
Châm cứu sai huyệt có thể gây chảy máu nếu châm vào các mạch máu hoặc gây tê dọc đường đi của dây thần kinh khi châm cứu vào dây thần kinh. Trong trường hợp này, cần thông báo cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý kịp thời nếu gặp phải tình trạng này.
Những trường hợp không nên dùng phương pháp châm cứu
Mặc dù châm cứu mang lại những lợi ích là điều không thể phủ nhận, nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Nếu như vẫn cố gắng áp dụng phương pháp này có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Các đối tượng không nên châm cứu bao gồm:
- Những người có tâm lý sợ đau, tâm trạng không ổn định và khả năng thích nghi kém;
- Những người có tiền sử dễ bị sốc, tình trạng sức khỏe yếu hoặc suy kiệt;
- Người bị thiếu máu, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường;
- Người có vết thương hở hoặc vị vấn đề về da liễu như viêm da, tấy đỏ, lở loét;
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS;
- Phụ nữ mang thai;
- Các trường hợp cấp cứu ngoại khoa.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc liên quan đến vấn đề châm cứu sai huyệt. Hy vọng sẽ giúp bạn sáng suốt hơn trong việc lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện châm cứu điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.