Tìm hiểu phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu

Trong cơ thể con người, động mạch phế quản đóng vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cho phổi. Tuy nhiên, khi bộ phận này bị tổn thương sẽ có thể khiến bạn gặp tình trạng ho ra máu.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu

Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh ho ra máu đã có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua phương pháp nút động mạch phế quản. Phương pháp này được đánh giá là ít xâm lấn, ít đau đớn và người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi.

Nguyên nhân của hiện tượng ho ra máu

Ho ra máu có thể khởi phát từ máu ở vùng mũi xoang, hầu, từ thanh quản, khí quản hoặc phổi. Nếu ho ra máu từ phổi thì có hơn 90% nguyên nhân đến từ việc các nhánh của động mạch phế quản bị tổn thương. Nguyên nhân của tình trạng này gồm: Giãn phế quản, áp xe phổi, lao phổi, nhiễm nấm phổi hoặc chấn thương nhu mô phổi.

Thủ thuật nút động mạch phế quản là gì?

Ho ra máu nặng sẽ khiến mạch máu phổi phế quản tổn thương. Nếu ho ra máu nặng và kéo dài, tái phát nhiều lần thì cần nội soi phế quản cầm máu. Một số trường hợp cần cắt thùy phổi tổn thương, thắt động mạch, dùng kẹp cầm máu động mạch phế quản,… Tuy nhiên, đây là những thủ thuật phức tạp, nguy cơ tai biến cao.

Tìm hiểu phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu

Giãn động mạch phế quản là nguyên nhân gây ho ra máu

Với sự tiến bộ của y học, các bác sĩ đã nghiên cứu và thực hiện thành công phương pháp nút động mạch phế quản. Điều trị ho ra máu bằng thủ thuật này là phương pháp ngăn chặn sự chảy máu cấp tính bằng cách làm thuyên tắc nhánh động mạch phế quản dưới hướng dẫn DSA.

Ưu điểm của phương pháp này đó là:

  • Bệnh nhân ít đau đớn.
  • Máu được cầm ngay lập tức.
  • Thời gian phục hồi nhanh.
  • Không cần gây mê mà chỉ cần gây tê.
  • Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong lúc can thiệp, giảm nguy cơ tai biến trong gây mê và hồi sức sau phẫu thuật.

Quy trình tiến hành nút động mạch phế quản

Nút động mạch phế quản được chỉ định cho các bệnh nhân gặp tình trạng ho ra máu nặng hoặc ho ra máu nhẹ, trung bình nhưng có tính tái phát. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân được gây tê (khoảng 5ml thuốc tê) tại chỗ ở vùng bẹn.
  • Bước 2: Kỹ thuật viên luồn một ống thông vào động mạch đùi, luồng lên động mạch chủ rồi đến động mạch phế quản. Các thao tác này sẽ thực hiện theo sự hướng dẫn của màn hình tăng sáng của máy chụp mạch số xóa nền (DSA – digital subtraction angiography).
  • Bước 3: Bơm thuốc cản quang vào để chụp hình động mạch phế quản. Thao tác này giúp bác sĩ xác định nhánh động mạch phế quản bị tổn thương khiến người bệnh ho ra máu.
  • Bước 4: Sử dụng ống thông có kích thước nhỏ hơn để luồn một cách chọn lọc vào lòng động mạch phế quản bị tổn thương nhằm mục đích làm nghẽn mạch. Động mạch này sẽ được bơm tắc bằng các hạt nhựa polyvinyl alcohol (PVA) hoặc bằng các cuộn làm tắc mạch (các hạt gây tắc mạch thông thường có đường kính trong khoảng 0.3 – 0.5mm).
  • Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ thuật, bác sĩ rút bỏ ngay các ống thông.
  • Bước 6: Bệnh nhân được băng ép vùng đùi trong vòng 8 giờ. Trong thời gian này, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi và sau khi tháo băng thì có thể vận động bình thường.

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim là gì?

Tìm hiểu phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu
Hình ảnh trước và sau nút động mạch phế quản

Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp nút động mạch phế quản

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp trong quá trình tìm hiểu về phương pháp nút động mạch phế quản.

Thời gian thực hiện nút động mạch phế quản là bao lâu?

Thủ thuật này thường kéo dài khoảng 60 – 90 phút. Trong suốt thời gian làm thủ thuật cũng nhữ sau 4 giờ hoàn thành thủ thuật, bác sĩ sẽ theo dõi các chức năng sống như: Huyết áp, nhịp tim,…

Tìm hiểu phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

Ca mổ thực hiện nút động mạch phế quản

Thủ thuật nút động mạch phế quản có đau không? Mất bao lâu để phục hồi?

Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân không có cảm giác đau hay khó chịu và hoàn toàn có thể ăn uống trở lại sau đó 2 giờ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi đứng, trở về sinh hoạt bình thường sau 18 giờ và xuất viện sau 3 ngày.

Thủ thuật nút động mạch phế quản có gây biến chứng không?

Kỹ thuật nút động mạch phế quản được đánh giá là hạn chế sự xâm lấn, hiệu quả trong điều trị ho ra máu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng như:

  • Đau tức ngực sau thủ thuật. Cảm giác này thường biến mất sau 3 – 5 ngày.
  • Nhồi máu tủy sống: Bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu 2 chân. Biến chứng này tuy nặng nhưng rất hiếm gặp và có thể phục hồi dần trong 4 – 6 tuần.
  • Biến chứng tại chỗ: Dị ứng thuốc cản quang, tụ máu ở vùng đùi, dò động – tĩnh mạch đùi.

Với xu hướng ứng dụng rộng rãi các phương pháp ít xâm lấn, kỹ thuật nút động mạch phế quản được đánh giá là phương án hữu hiệu để điều trị ho ra máu. Tuy nhiên, thủ thuật kỹ thuật cao này thường được thực hiện các bệnh viện tuyến trung ương.

Nội dung bài viết đã chia sẻ những kiến thức về phương pháp nút động mạch phế quản điều trị ho ra máu. Hy vọng thông tin của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ động mạch phế quản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *