Có nên nhổ răng hàm dưới không? Các lưu ý khi nhổ răng hàm dưới

Hàm răng dưới là nơi liên quan đến hệ thần kinh của con người, nên khi bác sĩ chỉ định cần thực hiện nhổ răng hàm dưới làm khá nhiều bệnh nhân lo lắng. Vậy có nên nhổ răng ở hàm dưới hay không?

Bạn đang đọc: Có nên nhổ răng hàm dưới không? Các lưu ý khi nhổ răng hàm dưới

Thực hiện nhổ răng hàm dưới không những là vị trí liên quan đến hệ thần kinh mà còn liên quan trực tiếp đến khả năng nhai của người bệnh. Thông qua bài viết dưới đây KenShin sẽ giải quyết băn khoăn liên quan đến răng hàm dưới cho người bệnh.

Khi nào cần thực hiện nhổ răng hàm dưới?

Răng hàm (răng cối) có vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn, giúp dạ dày, các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa tiến hành hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, vị trí của răng hàm gắn khá nhiều mạch máu và dây thần kinh nên việc tiến hành nhổ răng hàm dưới tạo nên lo lắng cho nhiều người. Vậy nên việc thực hiện nhổ răng tại đây cần được bác sĩ chuyên ngành nha khoa tiến hành thăm khám, cân nhắc và chỉ định nhổ.

Có nên nhổ răng hàm dưới không? Các lưu ý khi nhổ răng hàm dưới

Khi nào nên thực hiện nhổ răng hàm dưới?

Đa số các trường hợp bác sĩ chỉ định bệnh nhân nhổ răng hàm dưới thường là các trường hợp không thể điều trị và giữ lại răng, bao gồm các trường hợp sau:

  • Tại hàm dưới, răng bị sâu nặng có kèm viêm tủy răng. Tình trạng viêm đã lan rộng xuống chân răng, xương hàm, có tình trạng áp xe tại vị trí viêm. Lúc này, các biện pháp điều trị thông thường không có hiệu quả, nếu tiếp tục giữ răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bắt buộc tình huống này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm dưới cho người bệnh.
  • Nếu răng hàm bị chấn thương do tác động bên ngoài, răng đã lung lay, không thể phục hồi trở lại.
  • Trường hợp bác sĩ thường xuyên chỉ định nhổ răng hàm dưới hiện nay là răng hàm mọc lệch, mọc ngầm sai vị trí. Trước khi quyết định đưa ra chỉ định nhổ răng hàm cho người bệnh, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang răng để xác định vị trí, kiểu mọc của răng khôn.

Vậy khi nhổ răng hàm dưới liệu có nguy hiểm nào xảy ra hay không?

Những nguy hiểm khi nhổ răng hàm dưới

Răng hàm là răng có kích thước lớn, chân răng gắn chắc chắn với xương hàm nên khi thực hiện nhổ răng hàm cần can thiệp vào khung xương hàm để lấy toàn bộ chân răng ra ngoài. Nên khi nhổ răng hàm việc đau sau khi nhổ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi nhổ răng hàm, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, gây tê tại vị trí răng, giúp người bệnh không đau nhức khi thực hiện nhổ. Đối với các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc sai vị trí sẽ khá khó khăn vì răng hàm có tới 3, 4 chân, cần lấy toàn bộ chân răng ra ngoài.

Nhổ răng hàm dưới sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu dụng cụ, thiết bị nhổ răng không được đảm bảo đã vệ sinh vô trùng. Lúc này, hậu quả để lại là nguy cơ nhiễm trùng tại vị trí nhổ, người bệnh sẽ đau đớn, vị trí nhổ sưng lớn trong nhiều ngày. Ngoài ra, nếu người bệnh sờ tay vào vết thương hay vị trí nhổ bị nhiễm bẩn do vệ sinh sau nhổ không đúng cách cũng gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm tại vị trí nhổ. Nên việc nhổ răng hàm dưới cần đảm bảo vệ sinh, tay nghề bác sĩ cũng ảnh hưởng một phần đến các triệu chứng sau khi nhổ răng cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Vắc xin cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có giá bao nhiêu?

Có nên nhổ răng hàm dưới không? Các lưu ý khi nhổ răng hàm dưới
Cần tránh nhiễm trùng khi thực hiện nhổ răng hàm

Các lưu ý cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi nhổ răng hàm dưới

Thực hiện nhổ răng hàm rất quan trọng vì nếu vết mổ có nhiễm trùng rất khó để điều trị, thường để lại khá nhiều biến chứng. Cũng như người bệnh tốn nhiều thời gian, công sức điều trị. Vậy nên những điều cần lưu ý để đảm bảo thực hiện nhổ răng hàm dưới an toàn cũng là điều người bệnh cần được tư vấn. Những lưu ý đó bao gồm:

  • Lựa chọn cơ sở thực hiện nhổ răng uy tín với đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất đảm bảo an toàn khi thực hiện nhổ răng cho người bệnh. Đồng thời, tham khảo toàn bộ quá trình nhổ răng hàm dưới của cơ sở y tế trước khi đưa ra quyết định.
  • Sau khi bác sĩ thăm khám tình trạng răng, chỉ định thực hiện nhổ răng hàm, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về bệnh sử, dị ứng của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ sắp xếp, đưa ra thời điểm thực hiện nhổ răng phù hợp nhất.
  • Tình trạng cơ thể của bản thân cũng cần thông báo với bác sĩ như: Đang trong thai kỳ, đang stress cần sử dụng thuốc, đang cho con bú, đang trong kinh nguyệt,…
  • Khi nhổ răng, bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ và chuẩn bị sẵn sàng mặt tinh thần để tránh trường hợp quá căng thẳng khi đang nhổ răng.
  • Sau khi nhổ răng, cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng miệng, giúp vết mổ không nhiễm trùng và lành vết thương nhanh chóng. Lưu ý, nên tuân thủ cả chế độ ăn thích hợp cho người mới nhổ răng theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Nếu là trường hợp nhổ răng hàm, không phải răng khôn mọc lệch, người bệnh cần trồng răng giả thay thế trong thời gian sớm nhất. Thực hiện phục hình răng để đảm bảo chức năng nhai, thẩm mỹ gương mặt vì nếu mất răng quá lâu, hàm sẽ bị xô lệch hoặc tiêu xương hàm.

Có nên nhổ răng hàm dưới không? Các lưu ý khi nhổ răng hàm dưới

>>>>>Xem thêm: Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ nói lên điều gì? Các chỉ số quan trọng trong tinh dịch đồ

Sâu răng hàm nặng cần thực hiện nhổ răng ngay

Nhổ răng hàm dưới khá nguy hiểm vì liên quan nhiều tới hệ thần kinh của con người. Vậy nên cần tham khảo, đưa ra lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín trước khi thực hiện nhổ răng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *