Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

Thai nhi bao nhiêu tuần tuổi? Thai nhi phát triển có bình thường hay có bị dị tật không? Đó là những câu hỏi mà các mẹ bầu thường thắc mắc. Để giải đáp những câu hỏi này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp siêu âm. Vậy siêu âm thai có ý nghĩa gì và có các loại siêu âm thai nào?

Bạn đang đọc: Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi và sàng lọc các di tật thai nhi tiềm ẩn. Do đó, siêu âm thai là việc làm cần thiết và quan trọng mà các mẹ bầu không thể bỏ qua. Các loại siêu âm thai phổ biến hiện nay là siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D, siêu âm Doppler, siêu âm qua âm đạo hay qua thành bụng,…

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng âm thanh để mô tả hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Qua hình ảnh siêu âm thai nhi, bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai và theo dõi thai kỳ của mẹ bầu. Trong một số trường hợp, siêu âm thai nhi được dùng để đánh giá tình trạng có thể xảy ra hoặc xác nhận chẩn đoán.

Mẹ bầu cần siêu âm thai lần đầu tiên trong 3 tháng đầu của thai kỳ để xác nhận việc có thai và ước tính thời điểm sinh nở. Nếu thai kỳ không xảy ra biến chứng, mẹ sẽ siêu âm tiếp theo trong tam cá nguyệt thứ hai vì lúc này đã nhìn thấy đầy đủ chi tiết của thai nhi. Nếu nghi ngờ thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đề xuất hình thức chẩn đoán hình ảnh bổ sung, chẳng hạn như MRI.

Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

Mẹ bầu cần siêu âm thai lần đầu tiên trong ba tháng đầu của thai kỳ

Các loại siêu âm thai thường được chỉ định

Các loại siêu âm thai thường được sử dụng bao gồm:

Siêu âm qua thành bụng

Với phương pháp siêu âm qua thành bụng, bác sĩ di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ.

Siêu âm qua ngã âm đạo

Đây là loại siêu âm đầu dò, bác sĩ đưa đầu dò vào trong âm đạo của thai phụ, sóng âm thanh phát ra từ đầu dò và phản xạ lại. Bà bầu thường xuyên siêu âm qua đường âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai.

Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D

Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D sử dụng sóng âm để tạo thành hình ảnh của thai nhi. Loại siêu âm này không xâm lấn nên rất an toàn. Bác sĩ còn sử dụng loại siêu âm này để phát hiện các dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt hoặc các khuyết tật ống thần kinh.

Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler là một trong các loại siêu âm thai hiện đại đang được ứng dụng nhiều hiện nay. Kỹ thuật này có tác dụng đo những thay đổi nhỏ trên mạch máu nhằm phát hiện những vấn đề bất thường như tiền sản giật, thai chậm phát triển, nhau cài răng lược,…, thậm chí có thể cung cấp chi tiết về lưu lượng máu của thai nhi.

Siêu âm tim thai

Bác sĩ chỉ định siêu âm tim thai, dùng sóng siêu âm cung cấp thông tin chi tiết về tim của thai nhi, có tác dụng xác nhận hoặc loại trừ khuyết tật tim bẩm sinh.

Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

Siêu âm tim thai là một trong các loại siêu âm thai thường được bác sĩ chỉ định

Những ứng dụng quan trọng của siêu âm thai

Mẹ bầu siêu âm trong thời kỳ mang thai cho phép các bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện các dị tật bẩm sinh sớm nếu có.

Siêu âm trong 3 tháng đầu giúp kiểm tra, đánh giá kích thước và vị trí của thai nhi, xác định số lượng thai nhi và ước tính thời điểm sinh nở. Trong thời gian này, siêu âm cũng được sử dụng để sàng lọc di truyền cũng như sàng lọc các bất thường của cổ tử cung hay tử cung của sản phụ.

Siêu âm tiêu chuẩn được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba để đánh giá một số đặc điểm của thai kỳ, kể cả giải phẫu thai nhi. Tốt nhất mẹ bầu nên siêu âm ttrong khoảng từ tuần 18 đến 20 của thai kỳ.

Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng các loại siêu âm thai cho các mục đích sau:

  • Xác nhận việc mang thai và vị trí thai nhi: Siêu âm thai nhi có thể giúp bác sĩ phát hiện ra thai ngoài tử cung, trong ống dẫn trứng.
  • Xác định tuổi thai: Việc xác định tuổi thai có thể giúp bác sĩ xác định thời điểm sinh nở và theo dõi các mốc thời gian quan trọng trong suốt thai kỳ.
  • Xác nhận số lượng thai nhi: Siêu âm có thể xác nhận số lượng em bé nếu bác sĩ nghi ngờ mẹ bầu mang đa thai.
  • Đánh giá sự phát triển của thai nhi: Siêu âm có thể xác định thai nhi có đang phát triển với tốc độ bình thường không qua việc theo dõi nhịp thở, nhịp tim, chuyển động của bé.
  • Đánh giá nhau thai và mức nước ối: Cần theo dõi nhau thai vì nhau thai cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng cần thiết và máu giàu oxy. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện quá nhiều hoặc quá ít nước ối trong tử cung của mẹ bầu hoặc các biến chứng với nhau thai.
  • Xác định dị tật bẩm sinh. Một trong những tác dụng quan trọng của siêu âm là giúp bác sĩ sàng lọc một số dị tật bẩm sinh nếu có.
  • Xác định nguyên nhân gây biến chứng: Siêu âm giúp xác định nguyên nhân sản phụ bị chảy máu hoặc gặp các biến chứng khác.
  • Định hướng cho các xét nghiệm tiền sản khác: Siêu âm định hướng bác sĩ vị trí đặt kim trong các xét nghiệm tiền sản, chẳng hạn như lấy mẫu lông nhung màng đệm hay chọc ối.
  • Xác định vị trí của thai nhi trước khi sinh nở: Hình ảnh siêu âm cho thấy vị trí của thai nhi, từ đó bác sĩ có thể đưa ra các phương án sinh nở thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu dễ nhận biết

Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay
Siêu âm giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật nếu có

3 mốc nên siêu âm thai quan trọng mẹ cần nhớ

Để xác định thai có phát triển bình thường hay không, mẹ nên siêu âm tại 3 mốc thời gian bắt buộc sau:

Từ tuần thứ 11 – 12

Mẹ nên ghi nhớ mốc thời gian này vì đây là thời điểm duy nhất bác sĩ có thể đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một vài bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm gây dị dạng tim, chi, bệnh Down thai nhi, thoát vị cơ hoành,… Trường hợp chỉ số này cao, thai phụ sẽ được chỉ định chọc ối vào tuần thứ 17 – 18 để chẩn đoán bệnh. Nếu siêu âm sang tuần thứ 13, chỉ số này không còn giá trị nữa vì không chính xác.

Siêu âm trong thời gian này cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như thai không xương mũi, vô sọ, có khe hở thành bụng,… Để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai, bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên làm thêm xét nghiệm double test.

Từ tuần thứ 22 – 23

Siêu âm ở thời điểm này, bác sĩ có thể quan sát được tất cả những bất thường về hình thái của thai như dị dạng ở các cơ quan, nội tạng, sứt môi, hở hàm ếch. Do tất cả các dị tật đều có biểu hiện ở thời điểm này nên siêu âm lần này vô cùng quan trọng. Nếu cần đình chỉ thai nghén, mẹ phải làm trước tuần thứ 28.

Các loại siêu âm thai đang được ứng dụng phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Kiến ba khoang: Đặc điểm nhận biết, cách xử lý khi bị cắn và cách phòng tránh tối ưu

Siêu âm Doppler được áp dụng vào 3 tháng cuối thai kỳ nhằm phát hiện di tật thai nhi

Từ tuần thứ 31 – 32

Đây được xem là lần siêu âm cuối rất quan trọng trước khi sinh nên bà bầu không thể bỏ qua. Vì một số vấn đề hình thái có thể xảy ra muộn như tình trạng bất thường ở cấu trúc não, động mạch, tim, nếu siêu âm thời điểm này có thể phát hiện được. Ngoài ra, siêu âm vào thời gian này cũng giúp phát hiện tình trạng phát triển chậm trong tử cung, có thể gây suy thai và ngạt sau đẻ.

Tuy không thể can thiệp được nếu phát hiện dị tật trong thời điểm này nhưng bác sĩ có thể ứng phó phù hợp khi sinh như chọn địa điểm sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị kịp thời cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ sau sinh.

Ba mốc siêu âm này rất quan trọng giúp phát hiện chính xác các dị tật bẩm sinh ở thai nhi nhưng không có nghĩa mẹ chỉ siêu âm 3 lần này thôi. Tùy vào sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ có thể đặt lịch hẹn cụ thể để mẹ siêu âm lại và làm các xét nghiệm cần thiết.

Tóm lại, mẹ cần nhớ đúng các mốc quan trọng để siêu âm thai vì sự phát triển khỏe mạnh của bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Khi mẹ đi khám thai, bác sẽ chọn các loại siêu âm thai phù hợp với từng thời điểm của thai kỳ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *