Vì bẩm sinh hay do phẫu thuật, ruột non ngắn hơn bình thường làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến hội chứng ruột ngắn. Vậy hội chứng này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột ngắn là gì? Có nguy hiểm không?
Ruột non là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa, nằm trước ruột già và sau dạ dày. Vì các nguyên nhân khác nhau, ruột non có chiều dài ngắn hơn bình thường dẫn đến giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng gọi là hội chứng ruột ngắn (Irritable bowel syndrome – IBS).
Contents
Hội chứng ruột ngắn là gì ?
Trong hệ tiêu hóa của con người, ruột non có chức năng chính là tiêu hóa thức ăn sau khi dạ dày hoàn thành công việc của mình đồng thời hấp thụ các dưỡng chất qua niêm mạch ruột vào máu để nuôi dưỡng cơ thể.
Ngoài ra, ruột non còn có các chức năng khác như: Tham gia vào quá trình vận động như lắc lư, co bóp để nhào trộn thức ăn và đẩy thức ăn về phía trước để quá trình tiêu hóa được tiếp diễn. Ruột non cũng hấp thụ dịch từ thức ăn và dịch tiêu hóa để cân bằng nước trong cơ thể. Nó cũng có tác dụng lưu trữ dịch và chất dinh dưỡng đồng thời tham gia vào hệ thống miễn dịch
Quá trình tiêu hóa ở ruột non đóng vai trò quan trọng trong hấp thu dưỡng chất từ thức ăn được tiêu hóa vào máu để cung cấp cho cơ thể. Hội chứng ruột ngắn là tình trạng ruột non ngắn hơn bình thường làm giảm hấp thu dưỡng chất và điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Đây là một hội chứng hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 3/1 triệu người.
Hội chứng IBS được chia thành 3 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn cấp tính – Diễn ra sau phẫu thuật từ 1 – 4 tuần: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự mất khối lượng nước và chất điện giải lớn qua phân.
- Giai đoạn thích nghi – Có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm: Giai đoạn này đặc trưng bởi tình trạng tiêu chảy, giảm tình trạng mất nước và mất điện giải qua phân.
- Giai đoạn ổn định là khi ruột đã thích ứng, ruột non có thể dung nạp được dinh dưỡng mà không cần cung cấp dinh dưỡng ngoài ruột.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột ngắn
Thực tế, vẫn có trường hợp mắc hội chứng IBS bẩm sinh nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân chính gây hội chứng này là do người bệnh bị cắt ngắn ruột non (thường từ 1/2 đến 2/3 chiều dài ruột non) để điều trị các khuyết tật, thương tích hay tổn thương đường ruột.
Ở trẻ sơ sinh, hội chứng ruột ngắn có thể là hậu quả của phẫu thuật điều trị các bệnh như:
- Trẻ sinh non bị viêm hoại tử.
- Trẻ sơ sinh bị khuyết tật đường ruột bẩm sinh như thoát vị rốn, xoắn đoạn ruột giữa phôi, ruột ngắn bẩm sinh, khe hở thành bụng…
- Trẻ sơ sinh bị tắc ruột phân su hay còn gọi là tắc ruột sơ sinh.
Ngoài ra, hội chứng IBS có thể xảy ra với mọi lứa tuổi sau khi thực hiện các phẫu thuật điều trị bệnh như:
- Phẫu thuật điều trị tình trạng lồng ruột.
- Bệnh nhân mắc bệnh Crohn ở mức độ nghiêm trọng.
- Đường ruột bị tổn thương do thiếu máu nuôi.
- Điều trị ung thư hoặc điều trị tổn thương đường ruột gây ra qua quá trình điều trị ung thư.
- Bên cạnh đó, các tổn thương hoặc bệnh lý ở ruột non cũng gây ra hội chứng IBS vì có thể chiều dài ruột non giữ nguyên nhưng chức năng của ruột non không được đảm bảo.
Hội chứng ruột ngắn biểu hiện như thế nào?
Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc hội chứng IBS như:
- Đi ngoài phân lỏng nhiều nước dẫn đến mất nhiều nước và điện giải. Tình trạng thiếu hụt nước và điện giải nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
- Người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng nên cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, thiếu sức sống, sụt cân nhanh. Nếu bệnh nhân là trẻ em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển thể chất.
- Vì khả năng hấp thu dưỡng chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên người bệnh dễ có triệu chứng thiếu máu.
- Bệnh nhân cũng xuất hiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng.
- Triệu chứng phát ban trên da, cảm giác da bất thường cũng được ghi nhận ở nhiều người bệnh.
- Khi đi ngoài phân nặng mùi hơn bình thường.
- Bệnh nhân mắc hội chứng IBS dễ bị nhiễm trùng, loãng xương cao hơn những người khác. Ngoài ra, họ cũng dễ bị dị ứng thực phẩm hơn.
Tìm hiểu thêm: Ai không nên ăn ớt chuông? Sự thật đằng sau lợi ích của ớt chuông
Biến chứng của hội chứng ruột ngắn
Các triệu chứng trên nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời, người mắc hội chứng ruột ngắn còn có nguy cơ mắc các biến chứng như:
- Biến chứng hay gặp nhất và đến sớm nhất là tiêu chảy nhiều gây mất nước và chất điện giải. Nguyên nhân gây tiêu chảy do thể tích dịch đường ruột quá lớn trong khi ruột non bị cắt ngắn nên giảm đáng kể khả năng hấp thụ dịch.
- Bệnh nhân cần nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng, tăng bilirubin máu, tắc mật, bệnh lý gan, tắc nghẽn hoặc hỏng catheter.
- Hội chứng IBS đi kèm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng rất cao, nhất là giai đoạn chuyển tiếp từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang nuôi dưỡng đường ruột. Người bệnh có thể bị thiếu vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin B12, canxi, sắt, kẽm, đồng, selen… Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu lại dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác như: Bệnh loãng xương, thiếu máu hồng cầu to, yếu cơ, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm giác, gan nhiễm mỡ, viêm da…
- Theo thống kê, có từ 40% đến 60% bệnh nhân cần nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài gặp biến chứng sỏi mật. Biến chứng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh là trẻ sơ sinh sinh non và suy dinh dưỡng.
- Khi ruột non bị cắt ngắn và người bệnh mất van hồi manh tràng, vi khuẩn từ đại tràng sẽ xâm nhập vào ruột non dẫn đến quá phát vi khuẩn. Ngoài ra, quá phát vi khuẩn cũng có thể do hậu quả của việc dùng thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Cách trị nổi hạch ở háng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Hội chứng ruột ngắn điều trị thế nào?
Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn chú trọng việc giảm bài tiết của ruột, làm chậm lưu thông ruột, phòng ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, tăng khả năng thích nghi của đoạn ruột còn lại, cân bằng dịch và chất điện giải.
Tùy tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể, việc kết hợp dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng đường tiêu hóa sẽ khác nhau. Có bệnh nhân cần nuôi tĩnh mạch vài tháng nhưng cũng có những bệnh nhân cần vài năm. Nuôi dinh dưỡng tĩnh mạch sẽ được ngừng khi nuôi dinh dưỡng đường ruột đáp ứng được hơn 75% nhu cầu của cơ thể. Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng dinh dưỡng lâu dài để xử lý kịp thời tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nếu có.
Người bệnh cũng sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc để kiểm soát các triệu chứng và biến chứng đi kèm. Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân có thể tiến hành ghép ruột nếu đảm bảo điều kiện.
Hiện nay, chưa có cách phòng tránh hoàn toàn nguy cơ mắc hội chứng ruột ngắn, nhất là trong trường hợp bẩm sinh. Với những thông tin trên đây, KenShin hy vọng bạn có thêm nguồn tham khảo hữu ích để hiểu hơn về hội chứng này.