“Trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không?” là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Chính vì lý do việc mất răng ở độ tuổi này, ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và chức năng nhai thức ăn.
Bạn đang đọc: 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không? Quá trình thay răng ở trẻ em diễn ra như thế nào?
Như chúng ta đã biết, trẻ em có 2 lần mọc răng trong đời. Vậy độ tuổi nào thì trẻ thay răng hoàn toàn? Trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không.
Contents
Quá trình mọc răng và thay răng mới tự nhiên ở trẻ em
Trong quá trình phát triển của mỗi chúng ta, hàm răng sẽ có hai lần mọc. Hai lần đó được gọi là răng sữa và răng vĩnh viễn. Quá trình mọc lên và thay thế răng mới ở trẻ em vô cùng kỳ diệu và diễn ra theo quy luật sinh học tự nhiên. Ứng với từng giai đoạn độ tuổi phát triển khác nhau, hàm răng của trẻ cũng sẽ có những thay đổi tương ứng:
- Ngay từ lúc sinh ra, trẻ sơ sinh có sẵn 20 chiếc răng sữa nằm sâu bên trong nướu. Thường thì vào khoảng 6 tháng tuổi, 2 chiếc răng cửa đầu tiên sẽ được mọc lên. Sau đó cứ hàng tháng lại mọc thêm 2 chiếc, theo thứ tự trước ra sau.
- Đến khi trẻ đạt khoảng 2 rưỡi đến 3 tuổi, lúc này trên hàm đã có đủ 20 chiếc răng sữa. Răng sữa ở giai đoạn này giúp bé có thể nhai nghiền các loại thức ăn mềm.
- Ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay và rụng dần. Giai đoạn chuyển tiếp này nhằm mục đích chuẩn bị cho sự xuất hiện của răng vĩnh viễn. Khi trẻ thay răng, các răng cửa sẽ được thay trước, sau đó là răng nanh và cuối cùng là răng hàm.
- Trẻ trong độ tuổi khoảng từ 12 đến 14, quá trình thay răng về cơ bản đã hoàn tất, khi trẻ có đủ 32 chiếc răng. Lúc này, toàn bộ hàm răng đã phát triển đầy đủ, đảm bảo cho chức năng nhai và tính thẩm mỹ cho gương mặt.
Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không. Quá trình mọc răng sữa rồi thay bằng răng vĩnh viễn là những quy luật bình thường trong sự phát triển của bé. Trong những giai đoạn này, dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D,… và cách chăm sóc răng miệng khoa học là những điều rất cần thiết bố mẹ cần cung cấp cho bé.
Trẻ 14 tuổi còn thay răng không? Khi nào cần phải nhổ răng?
Khi trẻ đạt 14 tuổi cũng là thời điểm cuối cùng của quá trình thay răng. Vào độ tuổi này, hầu hết các răng sữa của trẻ đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên bạn cũng cần biết một số lưu ý sau:
- Răng khôn hay răng số 8 là 4 chiếc răng cuối cùng nằm sâu bên trong hàm răng. Do đặc điểm sinh học đặc biệt, răng khôn thường mọc khá muộn, rơi vào khoảng độ tuổi từ 17 đến 25. Chính vì thế, trẻ 14 tuổi có thể vẫn chưa xuất hiện chiếc răng khôn nào trên hàm.
- Một số trường hợp răng cửa hoặc răng nanh của trẻ bị mọc lệch, mọc ngược so với thông thường. Điều này làm cho gương mặt không được cân đối và mất đi tính thẩm mỹ. Do vậy, trong các trường hợp này trẻ cần được nhổ bỏ răng hoặc điều chỉnh lại vị trí răng cho đúng.
- Trẻ cũng có thể bị sâu răng nặng, do thói quen sinh hoạt vệ sinh răng miệng kém. Thêm một vài trường hợp bị tai nạn làm gãy, vỡ nhiều răng mà không thể chỉnh hình được. Lúc này, trẻ cần thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng, để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng và viêm loét miệng.
- Đối với trẻ khi thực hiện chỉnh hình bằng niềng răng, có thể cần phải nhổ bỏ 1 hoặc 2 chiếc răng. Điều này giúp tạo ra khoảng trống trong hàm, giúp các răng còn lại dễ dàng được sắp xếp đúng vị trí.
Như vậy, có một số lý do khiến trẻ 14 tuổi vẫn phải nhổ răng. Điều này có thể do đặc điểm sinh học trẻ bị mọc răng chậm, răng mọc sai vị trí hoặc do răng bị tổn thương nặng. Việc nhổ răng vào lứa tuổi này, nhằm điều chỉnh lại cấu trúc hàm răng, giúp răng mọc đúng vị trí, chắc khỏe và bảo tồn tính thẩm mỹ. Vậy 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Tìm hiểu thêm: Đốm nâu trên răng là hiện tượng gì? Làm cách nào loại bỏ?
Trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Việc trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không, tùy thuộc vào răng nhổ đi là răng sữa hay răng vĩnh viễn.
Trường hợp nhổ răng vĩnh viễn
Nếu răng bị nhổ ở tuổi 14 là răng vĩnh viễn, thì lúc này răng sẽ không thể mọc lại được nữa. Bởi vì ở độ tuổi này, quá trình mọc răng vĩnh viễn đã hoàn tất trọn vẹn. Mất răng vĩnh viễn làm các răng khác dịch chuyển vào vị trí trống, gây đổ nghiêng hàm và ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn.
Để khắc phục, nha sĩ thường sẽ khuyên nên nhổ thêm răng ở phía đối diện để giữ tính cân đối. Đồng thời, có thể thực hiện niềng răng để giữ nguyên vị trí các răng còn lại, sau đó đợi để trồng răng Implant thay thế.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh lao là gì? Bệnh lao có tự khỏi không?
Trường hợp nhổ răng sữa
Nếu trẻ 14 tuổi chỉ nhổ bỏ răng sữa, vị trí đó chưa có răng mọc lên thay thế, thì răng vĩnh viễn sau đó vẫn có thể mọc lại bình thường.
Thời điểm nhổ răng sữa cần phải thích hợp, không nên quá sớm hoặc quá muộn. Nhổ sớm quá sẽ khiến khoảng trống rộng, răng vĩnh viễn khi mọc lên dễ bị lệch. Còn khi nhổ quá muộn, khi răng vĩnh viễn đã mọc một phần chồng lên, lúc này việc nhổ răng sữa sẽ làm tổn thương răng vĩnh viễn.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “14 tuổi nhổ răng có mọc lại không”, phụ thuộc vào đó là răng sữa hay răng vĩnh viễn. Trong trường hợp mất răng vĩnh viễn, trẻ cần được cung cấp giải pháp trồng lại thích hợp. Bố mẹ nên quan tâm và hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng đúng cách, nhằm đảm bảo khi thay răng, các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.