Nội mạc tử cung (hay niêm mạc tử cung) giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em vẫn chưa biết nội mạc tử cung là gì, có chức năng ra sao cũng như các bệnh lý có liên quan đến bộ phận này.
Bạn đang đọc: Nội mạc tử cung là gì? Chức năng và các bệnh lý nội mạc tử cung thường gặp
Độ dày, mỏng của nội mạc tử cung không cố định mà sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong tháng bởi tác động của hormone sinh dục nữ. Thành phần này tuy chỉ là một lớp niêm mạc mềm bên trong tử cung nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ, cụ thể là đối với việc thụ thai lẫn quá trình phát triển của thai nhi.
Contents
Nội mạc tử cung là gì?
Trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, chúng ta vẫn thường nhắc hoặc nghe nhắc nhiều đến trứng, buồng trứng, tử cung,… nhưng nội mạc tử cung thì ít khi đề cập.
Nội mạc tử cung là một lớp niêm mạc mềm, xốp bao phủ bề mặt bên trong bộ phận tử cung. Nội mạc tử cung chịu sự chi phối của hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone khiến nó có những thay đổi về kích thước và cấu trúc ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu trường hợp chị em không được thụ thai, lớp nội mạc tại tử cung này sẽ bong ra, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo.
Nội mạc tử cung có cấu tạo và phân biệt thành 2 lớp, bao gồm:
- Lớp đáy (lớp nội mạc căn bản): Mỏng và không đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nội mô tuyến hoặc lớp bề mặt: Có độ dày thay đổi khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Gần ngày rụng trứng, lớp này sẽ dày lên, tạo môi trường tối ưu cho khả năng thụ tinh. Khi kinh nguyệt sắp kết thúc, nó sẽ mỏng đi để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Lớp nội mô tuyến là nơi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau, sau đó phát triển thành phôi thai.
Đến đây, bạn đã hiểu nội mạc tử cung là gì rồi đúng không? Về bản chất, nội mạc tử cung không chỉ là lớp niêm mạc mà nó còn là một thành phần quan trọng mang tính chu kỳ trong quá trình sinh sản của phụ nữ.
Chức năng của lớp niêm mạc tử cung
Như đã đề cập bên trên, vai trò của lớp nội mạc tử cung là vô cùng quan trọng đối với quá trình thụ thai cũng như giúp bảo vệ thai nhi. Mỗi tháng, gần ngày rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung này sẽ phát triển dày lên bởi ảnh hưởng của các hormone nội tiết tố nữ. Sự thay đổi về kích thước lẫn cấu trúc của lớp niêm mạc này là sự chuẩn bị cần thiết nếu tại đây diễn ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.
Trứng sau khi được thụ tinh phát triển thành phôi thai, lớp niêm mạc tại tử cung lúc này đã dày lên sẽ giống như chiếc “màng rụng”, đảm nhận cùng lúc hai nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phôi thai, nhau thai để chúng có thể phát triển bình thường.
Ngược lại, khi sự thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc tử cung này sẽ tự bong ra và được đẩy ra ngoài gây nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kỳ kinh kết thúc, lớp nội mạc tử cung sẽ được tái tạo và dày trở lại.
Ảnh hưởng của độ dày lớp nội mạc tử cung
Trong suốt các giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, độ dày của nội mạc tử cung liên tục thay đổi. Sự thay đổi về kích thước và cấu trúc này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mang thai của chị em. Cụ thể, ảnh hưởng của độ dày lớp nội mạc tử cung như sau:
- Trường hợp nội mạc tử cung có độ dày mỏng, dưới 7 – 8 mm gây ra nhiều khó khăn trong quá trình trứng thụ tinh làm tổ. Thậm chí trường hợp trứng đã làm tổ xong thì chị em vẫn có nguy cơ cao bị sảy thai hoặc lưu thai bởi lớp nội mạc tử cung quá mỏng, không thể đảm nhận tốt nhiệm vụ giữ thai nên sớm muộn cũng sẽ gây bong thai.
- Trường hợp nội mạc tử cung có độ dày hơn 20mm sẽ khiến quá trình thụ thai và làm tổ của trứng bị khó khăn, cản trở. Ngoài ra, lớp niêm mạc dày còn khiến phụ nữ gặp phải các tình trạng như cường kinh, rong kinh,…
Các bệnh lý thường gặp ở nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản phụ nữ. Do đó, có một số bệnh lý liên quan đến lớp niêm mạc tử cung này chị em cần lưu ý:
Lạc nội mạc tử cung
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản rất dễ mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh xảy ra khiến các mô của niêm mạc phát triển lạc ra bên ngoài tử cung, có thể lan đến ống dẫn trứng. Nếu bị kích thích, các mô lạc này có thể gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu, hoặc hình thành các mô sẹo cho chị em.
Các triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung bao gồm:
- Vùng chậu, thắt lưng bị đau, hoặc có thể thường xuyên bị đau bụng;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Âm đạo chảy máu bất thường;
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, chảy máu nhiều;
- Tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi,…
May mắn là tình trạng lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạnh nữ giới. Tuy nhiên, bệnh không những khiến chị em thường xuyên khó chịu mà còn tác động tiêu cực đến khả năng mang thai lẫn sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Hutchinson-Gilford: Biểu hiện, chẩn đoán và biện pháp quản lý bệnh
Ung thư nội mạc tử cung
Ngoài lạc nội mạc tử cung, chị em còn có thể gặp phải bệnh ung thư nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý khá phổ biến, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh.
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến cảnh báo tình trạng ung thư niêm mạc tử cung:
- Âm đạo chảy máu bất thường;
- Ra nhiều khí hư có màu sắc lẫn mùi bất thường;
- Tụt cân không kiểm soát, không rõ nguyên nhân;
- Vùng xương chậu thường xuyên bị đau.
- Thay đổi bất thường trong thói quen đi đại tiện.
Viêm nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung có khả năng bị viêm nhiễm sau can thiệp thủ thuật tại tử cung hoặc cổ tử cung. Quá trình phẫu thuật không được đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn, hoặc khi chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục thiếu an toàn,… đều có thể dẫn đến viêm nội mạc tử cung. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh nếu còn sót rau hay ứ dịch trong tử cung,… thì cũng dễ bị viêm nội mạc tử cung.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Ra nhiều khí hư kèm mủ, màu sắc bất thường, đặc quánh kèm theo mùi hôi;
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng;
- Sốt cao không rõ nguyên nhân;
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,…
>>>>>Xem thêm: Tâm lý trẻ 8 tuổi như thế nào? Cha mẹ cần nắm rõ để dạy và hiểu con
Viêm niêm mạc tử cung cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, nếu không bệnh sẽ đưa đến loạt biến chứng nguy hiểm như dính vòi trứng, tắc vòi trứng, nhiễm khuẩn huyết,… Đáng chú ý, viêm nội mạc tử cung còn gây khó khăn cho quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng hoặc cản trở trứng làm tổ tại tử cung.
Trên đây là những thông tin cần biết về nội mạc tử cung là gì, chức năng lẫn những bệnh lý phổ biến liên quan đến lớp niêm mạc này. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này có thể giúp chị em hiểu biết hơn về sức khỏe sinh sản của bản thân. Để giúp bảo vệ tối ưu sức khỏe sinh sản trong tương lai, chị em hãy tuân thủ thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc phải đi kiểm tra sức khỏe sớm ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.