Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc

Glucocorticoid là một loại hormone steroid tự nhiên được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Chúng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình viêm, kiểm soát miễn dịch và cân bằng nước và muối trong cơ thể. Nếu sử dụng sai cách thì glucocorticoid có thể gây độc tính nặng đến cơ thể. Vậy độc tính của glucocorticoid có chữa được không?

Bạn đang đọc: Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc

Glucocorticoid thường được sử dụng trong nhiều liệu pháp y tế điều trị nhiều bệnh lý như những vấn đề về viêm nhiễm, dị ứng, viêm khớp… Tuy nhiên, dùng glucocorticoid trong thời gian dài hoặc vượt liều khuyến cáo có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khả năng gây độc tính của glucocorticoid lên cơ thể rất nghiêm trọng. Vậy tình trạng này có chữa được không và có lưu ý gì khi giải độc?

Thuốc glucocorticoid là gì?

Glucocorticoid là một loại hormone steroid được sản xuất tự nhiên trong tuyến thượng thận, cụ thể là cortisol. Ngoài ra, glucocorticoid cũng có thể được tổng hợp và sử dụng như một dạng thuốc trong lĩnh vực y học. Nó tham gia vào nhiều quá trình sinh học quan trọng trong cơ thể con người. Glucocorticoid có vai trò trong kiểm soát phản ứng cơ địa, giảm viêm, duy trì sự cân bằng nước và muối, điều chỉnh các phản ứng của cơ thể trước các tác nhân căng thẳng như tình trạng đau, viêm nhiễm và stress.

Một trong những chức năng quan trọng của glucocorticoid là giảm viêm. Chúng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và giảm sự phát tán của các tế bào miễn dịch.

Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc

Glucocorticoid là một loại hormone steroid từ tuyến thượng thận

Glucocorticoids được chỉ định điều trị nhiều tình trạng do viêm, chẳng hạn như:

  • Hen suyễn;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
  • Dị ứng;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm xương khớp;
  • Bệnh Crohn và các loại bệnh viêm ruột khác;
  • Bệnh chàm và các tình trạng da khác;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Viêm gân;
  • Lupus ban đỏ;

Ngoài ra, các bác sĩ cũng kê toa glucocorticoid cho những người được cấy ghép nội tạng.

Dấu hiệu của độc glucocorticoid

Glucocorticoids ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể hoặc liều lượng đang dùng. Các vấn đề thường gặp do độc tính của glucocorticoid bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp;
  • Đau tim hoặc suy tim sung huyết;
  • Huyết áp cao;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Loét dạ dày tá tràng;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác;
  • Bệnh thận;
  • Vấn đề về tuyến thượng thận;
  • Kích ứng dạ dày;
  • Loãng xương, khi xương yếu đi và dễ gãy;
  • Huyết áp cao;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh Cushing.

Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc

Đục thuỷ tinh thể dấu hiệu do độc tính của glucocorticoid gây ra

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khoẻ của bản thân khi dùng những loại thuốc này, hãy nhớ nói với bác sĩ để phát hiện và xử lý kịp thời

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của prednisone và các glucocorticoid khác. Những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng cho em bé của bạn.

Độc tính của glucocorticoid có chữa được không?

Nhiều người đang đặt câu hỏi liệu có thể giải độc glucocorticoid hay không, vì glucocorticoid cũng là một loại thuốc có chứa độc tố mạnh. Sử dụng glucocorticoid ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ngộ độc corticoid và có thể gây những hậu quả nghiêm trọng.

Người bệnh càng phát hiện sớm độc tính của glucocorticoid thì điều trị càng có hiệu quả trong lâm sàng. Tùy thuộc vào triệu chứng, có thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục ngay khi triệu chứng xuất hiện do sự độc tính của thuốc gây ra. Cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ em: Việc sử dụng liều cao glucocorticoid trong thời gian dài có thể ức chế sự phát triển xương và làm cho trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Để giải quyết vấn đề này, giới hạn việc kê đơn glucocorticoid cho trẻ là cần thiết. Khi cần sử dụng thuốc, trẻ cần được bổ sung thêm calci và chất đạm.
  • Các triệu chứng của độc tính ngắn ngày của GC ở trẻ em bao gồm rối loạn giấc ngủ, nôn ói và rối loạn hành vi. Việc quan sát và báo cáo các triệu chứng này sẽ giúp bác sĩ xác định và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
  • Để tránh tình trạng loãng xương sớm do độc tính của glucocorticoid gây ra, cần giảm liều dùng glucocorticoid xuống mức thấp nhất có thể. Đồng thời, việc bổ sung vitamin D và calci cho cơ thể cũng là cách hiệu quả để làm tăng hấp thụ canxi ở ruột non, cân bằng quá trình tạo và huỷ xương.
  • Hội chứng Cushing: Nếu người dùng glucocorticoid kéo dài thì nên giảm liều dần và từ từ.
  • Cần lưu ý rằng việc sử dụng glucocorticoid trong thời gian dài có thể gây suy vỏ thượng thận. Khi ngừng sử dụng thuốc, liều lượng cần được giảm dần từ từ. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ suy tuyến thượng thận, nên ưu tiên sử dụng các thuốc có thời gian bán thải ngắn hoặc trung bình.
  • Viêm da do tổn thương hàng rào bảo vệ, mụn trứng cá và hiện tượng teo da là những tác dụng phụ mà glucocorticoid có thể gây ra khi được sử dụng tại chỗ. Để loại bỏ các chất glucocorticoid này khỏi da, có thể sử dụng các phương pháp như uống thuốc điều trị theo triệu chứng hoặc áp dụng phương pháp tự nhiên tại nhà. Việc uống nước rau diếp cá hoặc xông mặt nạ thải độc cũng là những cách hiệu quả và nhanh chóng để loại bỏ chất glucocorticoid trên da.

Tìm hiểu thêm: Những loại thuốc nào có thể là thuốc gây vô sinh cho nữ giới?

Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc
Nên giảm liều glucocorticoid dần dần từ từ đối với hội chứng Cushing

Để tránh nguy cơ phát hiện các dấu hiệu của ngộ độc Glucocorticoid do việc sử dụng quá liều trong thời gian dài, cần nhớ những điều sau đây:

  • Hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tất cả các hướng dẫn;
  • Bắt đầu với liều thấp và không tăng liều thuốc tự ý;
  • Nếu bạn sử dụng corticoid điều trị trong thời gian dài, hãy tránh ngừng thuốc đột ngột và hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách giảm liều dần dần;
  • Kết hợp việc dùng thuốc với một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh;
  • Tập thể dục và thể thao để củng cố sức khỏe;
  • Nên bổ sung canxi và vitamin D vì việc dùng corticoid trong thời gian dài có thể gây loãng xương.

Sử dụng corticoid trong việc điều trị bệnh có thể được coi như một sự lựa chọn kéo theo những hệ quả tích cực và tiêu cực đồng thời. Mặc dù loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng và được sử dụng trong nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, trước khi quyết định sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp điều trị độc tính glucocorticoid

Hiện chưa có phương pháp điều trị độc tính glucocorticoid được chấp nhận chung. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Giảm liều dùng;
  • Giảm tốc độ tiếp cận
  • Thay thế bằng corticosteroid kháng viêm không glucocorticoid;
  • Điều trị tùy thuộc bệnh;
  • Hỗ trợ chức năng thượng thận.

Độc tính của glucocorticoid có chữa được không? Lưu ý khi giải độc

>>>>>Xem thêm: Hậu sản thường là gì? Bí quyết giúp mẹ nhanh hồi phục

Giảm liều dùng là phương pháp điều trị độc tính glucocorticoid

Rất quan trọng để tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trong bối cảnh nghiên cứu về độc tính của glucocorticoid, có thể nhận thấy rằng glucocorticoid có thể mang lại những lợi ích lớn trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến khả năng gây hại của glucocorticoid và thực hiện biện pháp giải độc một cách cẩn thận. Việc hiểu rõ về cơ chế làm việc và tác động của glucocorticoid có thể giúp tối ưu hóa ưu và nhược điểm của glucocorticoid trong y học.

Sự cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng và quản lý độc tính là quan trọng để đảm bảo rằng lợi ích từ việc sử dụng glucocorticoid vượt lên trên nhược điểm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây hại cho người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *