Hôi miệng là tình trạng thường gặp, có liên quan đến bệnh lý nha khoa hoặc việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Việc tìm hiểu các kiến thức chăm sóc răng miệng, giúp cải thiện tình trạng này. Bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều người là nhổ răng sâu có hết hôi miệng không.
Bạn đang đọc: Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không và một số cách khắc phục tình trạng hôi miệng
Để cải thiện tình trạng hôi miệng và lấy lại sự tự tin cho người bệnh, các nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, sau đó đưa ra phương pháp điều trị, trong đó có thể chỉ định nhổ răng sâu. Vậy nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?
Contents
Vì sao lỗ sâu răng có mùi?
Hôi miệng thường là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó bao gồm cả tình trạng sâu răng. Sâu răng cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng.
Khi răng bạn bị sâu, phần men răng bị phá hủy nhiều, từ đó các túi hay lỗ sâu răng sẽ được hình thành và tạo nên mùi hôi khó chịu. Ban đầu mùi hôi miệng sẽ rất khó ngửi thấy, nhưng càng ngày sẽ càng tiến triển nặng lan ra khắp miệng.
Vi khuẩn là tác nhân chính gây ra sâu răng, thường tích tụ và phát triển nhanh chóng tại các vùng răng bị tổn thương. Về sau, nếu không được chữa trị, chúng sẽ phát triển lan rộng ra các bộ phận khác như lưỡi, nướu và toàn bộ khoang miệng, khiến cho miệng bốc mùi rất khó để kiểm soát.
Nghiêm trọng hơn nữa, các vi khuẩn gây sâu răng thường tiết ra các loại acid làm bào mòn men răng, có thể dẫn đến hủy răng nhanh chóng. Một số trường hợp sâu răng, được xử lý bằng những vật liệu trám men răng, thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể không hết. Vì nếu như vật liệu trám không phù hợp với răng thật, thì vô tình tạo ra môi trường cho vi khuẩn ẩn náu và tiếp tục gây bệnh.
Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?
Để cải thiện vấn đề hôi miệng, nhiều người đôi khi thực hiện trám răng nhưng không hiệu quả. Vậy “nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?”, đây là thắc mắc của nhiều người đang loay hoay với tình trạng này.
Thực tế cho thấy, phương pháp nhổ răng sâu có thể cải thiện được tình trạng hôi miệng khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn nhổ răng khôn bị sâu thì triệu chứng này đôi khi cải thiện không hoàn toàn và việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, sau khi nhổ răng tình trạng hôi miệng vẫn có thể không giảm bớt, thậm chí trở nặng hơn nếu bạn không biết cách chăm sóc răng đúng cách.
Ngoài ra, nha sĩ lúc khâu nướu sau khi nhổ răng nếu không được kín, sẽ để lại một khoảng trống bên trong khoang xương hàm. Chính những khoảng trống này, tạo điều kiện cho các mảng bám thức ăn thừa mắc vào, nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng vết khâu. Từ khu vực nhiễm trùng ngày, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và gây mùi hôi miệng khó chịu hơn.
Vậy “nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?” còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng, cơ địa của mỗi người khác nhau. Đối với những bệnh nhân có cơ địa từ nhỏ dễ bị hôi miệng hoặc có tiền sử hôi miệng không đáp ứng điều trị, thì nhiều khả năng sau khi nhổ răng sâu xong, tình trạng vẫn không hết hẳn. Để điều trị tốt tình trạng hôi miệng, bạn nên tìm đến chữa trị tại các phòng khám nha khoa uy tín, với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm.
Tìm hiểu thêm: Có những cách trị nổi mề đay tại nhà nào? Nguyên nhân gây nổi mề đay
Một số cách giúp cải thiện tình trạng hôi miệng
Như đã nói ở trên, “nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tình trạng hôi miệng nếu xuất phát từ yếu tố bẩm sinh hay cơ địa, thì rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Ngược lại, hôi miệng nếu chỉ xuất phát từ vấn đề ăn uống hay vệ sinh răng miệng không tốt, thì những phương pháp sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng này, bao gồm:
- Khi đánh răng, bạn hãy đánh răng đều cả răng và cả hai phía, chứ không chỉ đánh bề mặt ngoài. Kết hợp với sử dụng nước súc miệng y tế, giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn và cũng như giảm mùi hôi.
- Các chuyên gia về nha khoa khuyến cáo, mọi người nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính giữa kẽ răng. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa còn có thể giảm tổn thương phần nướu và gián tiếp giảm mùi hôi răng miệng.
- Trường hợp bạn đang sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng hoặc răng giả, niềng răng thì việc vệ sinh răng miệng cần được chú ý kỹ. Tuân thủ đúng hướng dẫn vệ sinh niềng răng và răng giả theo chỉ định của nha sĩ.
- Uống nhiều nước cũng là cách rất hiệu quả để giảm tình trạng hôi miệng, thông qua việc tránh để khô miệng. Đồng thời, người dễ bị hôi miệng cần hạn chế uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác, nhằm giảm nguy cơ bị hôi miệng nặng hơn.
- Những loại thức ăn dễ gây khó chịu và tạo mùi bạn cần nên hạn chế ăn như tỏi, hành, đồ cay, phô mai, đồ ngọt, các loại mắm sống, thức ăn sống,…
- Dùng thử các cách trị hôi miệng tại nhà, từ những nguyên liệu tự nhiên như nhai các loại lá bạc hà, uống một số loại trà thảo mộc như quế, gừng hay súc miệng với nước chanh.
- Điều trị triệt để những bệnh lý răng miệng khác, bao gồm như bệnh viêm nướu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng amidan… là những nguyên nhân thường gặp có thể gây ra bệnh hôi răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Ung thư não có di căn không?
Vậy là bạn đã biết được “nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?”. Bệnh lý gây ra hôi miệng không phải là hiếm gặp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là tình trạng sâu răng. Hiện nay, điều trị răng sâu bằng cách nhổ răng có thể cải thiện tốt vấn đề hôi miệng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sâu, bạn cũng cần biết các kiến thức chăm sóc răng miệng để hơi thở có mùi dễ chịu nhất.