Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Hormon tuyến giáp có chức năng kích thích sinh trưởng và phát dục. Vậy các bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của 2 giới như thế nào?

Bạn đang đọc: Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Tỷ lệ vô sinh đang ngày càng gia tăng ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính có liên quan đến các căn bệnh về tuyến giáp. Vậy với mỗi giới, bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào, chúng ta hãy cùng KenShin tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Thông tin cơ bản về tuyến giáp và bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan quan trọng trong hệ thống endocrine, ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ bản của cơ thể con người. Không chỉ giữ vai trò quản lý năng lượng và trao đổi chất, khả năng tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản là không hề nhỏ.

Vị trí trong cơ thể và chức năng của tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và có kích thước lớn trong cơ thể. Vị trí tuyến giáp ở phía trước cổ, ngang hàng với các đốt xương C5 – T1. Bộ phận này có hình con bướm với trọng lượng khoảng 10 – 20g. Bao quanh phía trước tuyến giáp có cơ thịt và lớp da, phía sau giáp với khí quản.

Tuyến giáp thực hiện những chức năng chính sau đây:

  • Kích thích sự co bóp và thúc đẩy hoạt động của tim;
  • Kích thích quá trình sinh trưởng phát dục, tăng cường trao đổi chất;
  • Tăng đường huyết và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo nhiệt;
  • Ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục;
  • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh.

Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Tuyến giáp ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể

Các bệnh lý về tuyến giáp

Một số bệnh lý tuyến giáp phổ biến nhất là:

  • Cường giáp;
  • Suy giáp;
  • Bướu nhân;
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto;
  • Ung thư tuyến giáp.

Người nào dễ bị bệnh về tuyến giáp?

Nữ giới thường mắc các bệnh lý về tuyến giáp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở phụ nữ trước độ tuổi mãn kinh. Đó cũng là lý do nhiều người thường quan tâm đến việc tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới. Theo nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần nam giới. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những trường hợp sau:

  • Người từng có vấn đề về tuyến giáp trong lịch sử bệnh lý;
  • Người đã được xạ trị hoặc phẫu thuật có liên quan đến tuyến giáp.

Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Phụ nữ dễ mắc các bệnh về tuyến giáp hơn so với nam giới

Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới như thế nào?

Tuyến giáp sinh ra ra hai hormone đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể là triiodothyronine và thyroxine. Những bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới ở các giai đoạn trước, trong và sau quá trình thụ thai.

Thông tin này được công bố chi tiết trên tạp chí Sản Phụ khoa The Obstetrician & Gynaecologist. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới rất mạnh mẽ, thậm chí còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường như: Sảy thai, thai lưu, sinh non…

Bệnh lý tuyến giáp còn là một tác nhân nguy hiểm gây vô sinh nữ. Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của phái nữ trong từng giai đoạn như sau:

Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới trước khi mang thai

Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Do đó, chu kỳ kinh có thể biến động ở nhiều mức độ khác nhau như: Nặng, nhẹ hoặc bất thường nếu hormone tuyến giáp quá nhiều hoặc quá ít.

Bên cạnh đó, bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới do nó có thể gây vô kinh, tắc kinh trong khoảng thời gian dài. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong những yếu tố khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Hơn nữa, khi các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể dẫn đến các bệnh tuyến giáp thì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến khác nữa, trong đó có cả buồng trứng. Điều này khiến cho không ít nữ giới mãn kinh sớm.

Nhìn chung, vì bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nên nó tác động đến quá trình rụng trứng và trở thành nguyên nhân gây khó thụ thai ở nữ giới.

Tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị rắn cắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
Tuyến giáp tác động đến khả năng sinh sản thông qua chu kỳ kinh nguyệt

Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản nữ giới trong và sau khi mang thai

Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ ngay cả khi họ đang mang thai và sau đó nữa. Phụ nữ đang mang thai mắc bệnh lý về tuyến giáp tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Trong giai đoạn 10 – 12 tuần đầu thai kỳ, tuy cơ thể của em bé tự sản xuất ra được hormone tuyến giáp nhưng bé vẫn phụ thuộc vào chức năng tuyến giáp của mẹ hoàn toàn. Do đó, mẹ và bé có thể gặp những vấn đề dưới đây trong và sau thời kỳ mang thai:

  • Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị cường giáp rất dễ bị tiền sản giật, sinh non, suy tim, nhiễm độc giáp cấp… Nếu mắc cường giáp mà không điều trị tốt, thai nhi sẽ chậm phát triển. Bé có thể bị cường giáp từ trong bụng mẹ, nguy cơ bị tim bẩm sinh, sinh non, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường.
  • Thai phụ nếu bị suy giáp mà không được điều trị hiệu quả sẽ mắc các bệnh lý về cơ, tiền sản giật, thiếu máu, suy tim xung huyết, chảy máu sau sinh… Thai nhi trong trường hợp này cũng dễ gặp bất thường về nhau thai. Em bé sinh ra có thể bị nhẹ cân, mắc suy giáp bẩm sinh, sự phát triển của hệ thần kinh và nhận thức có thể gặp bất thường…

Các bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Các biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị bẹn bạn cần biết

Mẹ bầu bị cường giáp có nguy cơ sinh non

Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản nam giới không?

Vậy còn nam giới, các bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của họ như thế nào? Theo một số nghiên cứu, các bệnh lý về tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto có thể làm mất cân bằng nồng độ globulin gắn kết hormon sinh dục (SHBG). Loại protein này do gan sản xuất, có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển Dihydrotestosterone, Testosterone và Estradiol. Mức SHBG của nam giới bị suy giáp thấp hơn bình thường, do đó, nồng độ hormone Testosterone trong cơ thể cũng giảm đi. Ngược lại, bệnh cường giáp lại làm tăng nồng độ SHBG trong máu, dẫn đến lượng Testosterone được vận chuyển nhiều hơn so với bình thường.

Việc giảm nồng độ Testosterone trong máu có thể gây ra thiểu năng sinh dục, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục hoặc giảm lượng tinh trùng. Nồng độ Testosterone tăng cao khiến số lượng tinh trùng bị giảm đi còn nguy cơ teo tinh hoàn lại tăng lên.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy có mối liên hệ giữa nồng độ hormon tuyến giáp và những bất thường của tinh trùng và tinh dịch. Suy giáp có thể tác động đến hình thái và khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như số lượng tinh dịch. Ngược lại, bệnh lý cường giáp được chứng minh là có khả năng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Theo Hiệp hội Tiết niệu Mỹ, khả năng di chuyển, số lượng và chất lượng tinh trùng có thể tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.

Tin vui là nếu bệnh tuyến giáp được điều trị và kiểm soát tốt thì khả năng sinh sản của nam giới có thể được cải thiện. Đa số các phương pháp điều trị bệnh lý tuyến giáp hiện nay sẽ tác động để đưa nồng độ hormon tuyến giáp về mức bình thường. Từ đó, nó giúp cân bằng lại nồng độ Testosterone trong máu và nâng cao số lượng, chất lượng tinh trùng.

Các bệnh về tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của cả 2 phái rất mật thiết. Do đó, mọi người, đặc biệt là nam nữ trong độ tuổi sinh sản nên duy trì thói quen thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Nhờ vào thăm khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời tư vấn phù hợp để bảo vệ tốt nhất tuyến này, cũng chính là cách để chủ động bảo vệ thiên chức làm cha mẹ của chính bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *