Cách điều trị phù nề niêm mạc mũi và phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Phù nề niêm mạc mũi thường gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Vậy nên việc điều trị dứt điểm viêm mũi phù nề được nhiều người quan tâm.

Bạn đang đọc: Cách điều trị phù nề niêm mạc mũi và phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Phù nề niêm mạc mũi là tình trạng niêm mạc mũi sưng, viêm đỏ với triệu chứng lâm sàng thường thấy là ngạt mũi, ngứa mũi, dịch mũi chảy trong. Nếu không điều trị đúng tình trạng này có thể dẫn đến viêm xoang. KenShin sẽ đề cập đến cách điều trị niêm mạc mũi phù nề ở bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến phù nề niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi là lớp ẩm lót bên trong khoang mũi, bao phủ toàn bộ thành mũi. Niêm mạc mũi giúp làm ấm khoang mũi, tăng độ ẩm cho hệ hô hấp trên, giúp khử trùng. Niêm mạc mũi ngăn chặn mầm bệnh trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp nhờ chất nhầy tiết ra cản trở sự xâm nhập của nhân tố gây bệnh. Niêm mạc mũi có cấu tạo từ nhiều mạch máu và tế bào rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và phù nề. Những nguyên nhân có thể dẫn đến phù nề niêm mạc mũi bao gồm:

Nguyên nhân khách quan

Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến nhiều người bệnh mắc các vấn đề về hô hấp. Nhiệt độ của môi trường xung quanh, môi trường sống cũng là nguyên nhân khách quan dẫn đến phù nề niêm mạc mũi. Côn trùng, dị vật rơi vào mũi hay người có bệnh lý đường hô hấp là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tác động lên niêm mạc mũi. Trong đó, viêm mũi dị ứng hay viêm mũi không do dị ứng, viêm xoang mũi là bệnh lý thường gây phù nề niêm mạc mũi, người bệnh khụt khịt, đau rát mũi liên tục. Viêm xoang mũi gây chảy dịch mũi liên tục, gây đau rát mũi, cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Cách điều trị phù nề niêm mạc mũi và phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Người bệnh chảy nước mũi liên tục rất bất tiện

Nguyên nhân chủ quan

Do thói quen không tốt của con người gây nên như ngoáy mũi, vệ sinh mũi không đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng để vệ sinh mũi có thể dẫn đến tình trạng phù nề niêm mạc mũi.

Các cách điều trị phù niêm mạc mũi

Phù nề niêm mạc mũi tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nhưng có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm, biến chứng khó xử lý. Hiện nay, nguyên tắc chủ chốt để điều trị sưng, đau niêm mạc mũi là làm giảm sự giãn mạch máu tại niêm mạc mũi và làm sạch mũi, giúp mũi thông thoáng. Một số biện pháp có thể áp dụng điều trị phù niêm mạc mũi bao gồm:

  • Sử dụng nước muối xịt mũi: Dung dịch nước muối giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, làm dịu niêm mạc mũi đang có tình trạng kích ứng, sưng đau.
  • Dùng thuốc xịt mũi có chứa hoạt chất kháng histamin: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì tùy theo tình trạng của người bệnh bác sĩ có thể để người bệnh sử dụng thuốc uống có chứa chất kháng histamin hoặc dạng xịt trực tiếp.
  • Dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Nếu người bệnh dùng nước muối xịt rửa mũi, thuốc xịt mũi kháng histamin không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng xịt mũi chứa corticosteroid để kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc nhỏ mũi không chứa acetylcholin: Nếu người bệnh có tình trạng chảy nước mũi nhiều thì có thể được chỉ định sử dụng sản phẩm không chứa acetylcholin để kiểm soát tình trạng chảy nước mũi.
  • Thuốc co mạch: Với nguyên tắc làm giảm sự giãn mạch máu thì thuốc co mạch có tác dụng giảm nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng nặng không thể kiểm soát bằng các biện pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm phẫu thuật để loại bỏ tổ chức viêm trong mũi.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu xét nghiệm Xpert trong chẩn đoán bệnh lao phổi

Cách điều trị phù nề niêm mạc mũi và phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Lưu ý, các loại thuốc dùng để điều trị phù nề niêm mạc mũi cần được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vì khi niêm mạc mũi đang nhạy cảm thì việc sử dụng bất kỳ loại hoạt chất nào cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của niêm mạc mũi.

Phòng ngừa phù nề niêm mạc mũi

Vì việc điều trị dứt điểm phù nề niêm mạc mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường xung quanh, thời tiết. Nên cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe người bệnh là phòng ngừa trước khi có tình trạng phù nề niêm mạc mũi. Các cách để phòng ngừa sưng nề niêm mạch mũi bao gồm:

  • Hạn chế ngoáy mũi bằng tay hay các vật dụng khác, chỉ nên vệ sinh mũi bằng các sản phẩm chuyên dụng.
  • Tránh xa, loại bỏ các tác nhân làm tăng nguy cơ dị ứng, sưng viêm niêm mạc mũi, đường hô hấp như hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, loại bỏ bụi mịn trong không khí, nhất là vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với mũi như quần áo, chăn mền, khăn lau,…
  • Rửa mũi và vệ sinh mũi đúng kỹ thuật mỗi ngày để loại bỏ tác nhân gây bệnh đồng thời cấp ẩm thêm cho niêm mạc mũi, lấy lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Nâng cao sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao khoa học. Tiêm chủng đầy đủ cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Cách điều trị phù nề niêm mạc mũi và phương pháp phòng ngừa hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Tiền mê là gì? Tiền mê có nguy hiểm không?

Thường xuyên rửa mũi đúng cách giúp giảm triệu chứng phù nề niêm mạc mũi

Phù nề niêm mạc mũi không phải là tình trạng quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nhưng việc điều trị phù nề niêm mạc mũi giúp phòng ngừa các biến chứng cho cơ thể. Khi thời tiết thay đổi, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân xung quanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *